Kinh Văn 33 – Mạch, Chứng Và Cách Chữa Bệnh Kính Thấp Và Trúng Thử – Y Gia Quán

Kinh văn:

Thấp gia, kỳ nhân dã đầu hãn xuất, bối cường, dục đắc bị (1) phức hướng hóa, nhược hạ chi tảo, tắc uyết (2) hoặc hung hãn, tiểu tiện bất lợi, thiệt thượng như thai giả, dĩ đan điền hữu nhiệt, hung thượng hữu hãn, khát dục đắc ẩm nhi bất năng ẩm, tắc khẩu táo phiền dã.

Chú thích:

  1. Bị là chăn bông
  2. Uyết: ọe nấc

Dịch nghĩa:

Thấp gia chỉ đầu ra mồ hôi, lưng gáy cứng, muốn được đắp chăn và hơ lửa. Nếu như cho Hạ quá sớm thì sinh ọe hoặc ngực đầy, tiểu tiện không lợi, trên lưỡi có rêu, là vì Đơn Điền có Nhiệt, trên ngực có Hàn, khát muốn uống nước nhưng không uống được cho nên miệng ráo và phiền.

Trình Lâm chú:

Khi biểu tà chưa giải, lầm tưởng dương minh nội thấp nhiệt, đầu ra mồ hôi mà sớm cho xổ thì vị tắc hư thấp lấn vị tắc nấc cụt. Hàn lạc vào phần trên làm ngực đầy. Mất tân dịch thì tiểu tiện không lợi, hàn thấp ở trên nên trên lưỡi có rêu, đan điền có nhiệt là vì sau khi cho xổ thì lý hư, khí thượng tiêu dã nhận hư mà hăm xuống hạ tiêu làm đan điền có nhiệt. Biểu trúng hàn khí lọc vào trong ngực mà làm trong ngực có hàn. Đan điền có nhiệt thì khát muốn uống nước, trong ngực có hàn thì không có khả năng tán thủy nên tuy muốn uống nước mà không uống được cho nên miệng táo phiền.

Vưu tại Kinh chú:

Hàn thấp ở biểu, dương khí không thông ra ngoài được mà vượt lên trên làm ra mồ hôi ở đầu và làm lưng cứng muốn trùm chăn hơ lửa là để đuổi hàn thấp ra mà thông dương khí. Ở đây lại cho xổ thì dương khí càng bị ức chế mà gây ra nấc cụt hoặc dương khí của thượng tiêu không phân bổ được mà làm ngực đầy hoặc dương khí của hạ tiêu không hóa được mà tiểu tiện không lợi, tùy theo chỗ bị tổn thương mà phát bệnh, trên lưỡi như có rêu, vốn không phải do vị nhiệt mà tân dịch khó tụ trên lưỡi giống như rêu. Sau khi cho hạ thì dương khí bị hãm ở dưới, mà hàn thấp vẫn tụ ở trên, do đó đan điền có nhiệt mà khát muốn uống, nhưng trong ngực có hàn mà lại không uống được thì miệng, lưỡi táo phi phiền mà theo đó tân dịch tụ lại.

Nhận xét:

Kinh văn nêu lên tác hại của việc điều trị sai lầm bệnh không khỏi mà còn nặng lên. Bệnh đáng lẽ cần dùng ôn kinh giải biểu được để tán hàn trừ thấp. Nay lại cho xổ mà làm cho đường khí bị tổn thương mà phát sinh nấc cụt, ngực đầy, lưỡi như có rêu, muốn uống nước mà không uống được là do dương khí bị át không có khả năng phân bổ tân dịch lên trên mà miệng khát do hàn thấp tại lý nên không uống được.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo