Kinh văn:
Bệnh giả thân nhiệt, túc hàn, cảnh hạng cường ấp, ố hàn, thời đầu nhiệt, diện xích, mục xích độc đầu động diệu (1), thốt khẩu cấm, bối phản trương gái, kính bệnh dã. Nhược phát kỳ hãn giả, hàn thấp thương đắc, kỳ biểu ích hư (2), tức ố hàn thậm, phát kỳ hãn dĩ, kỳ mạch như xà.
Chú thích:
(1) Động điệu: lay động
(2) Ích hư: càng hư
Dịch nghĩa:
Người bệnh mình nóng chân lạnh; cổ gáy cứng gấp, sợ lạnh; có lúc đầu nóng, mặt đỏ, mắt đỏ, riêng đầu lắc lư, đột nhiên khẩu cấm, lưng ển; làm bệnh Kỉnh. Nếu cho Phát Hãn bệnh này thì Hàn Thấp gặp nhau, liền sợ lạnh nhiều, Phát Hãn rồi mạch người bệnh như rắn bò.
Trình Lâm chú:
Thân nhiệt đầu nhiệt, tà tại thái dương, mắt đỏ, mặt đỏ, tà tại dương minh. Cổ thuộc dương minh, gáy thuộc thái dương, tà tại 2 kinh, nên cổ gáy co cứng sợ lạnh kinh mạch dương minh hiệp miệng nên cấm khẩu, kinh mạch thái dương đi theo lưng lên đầu cho nên đầu lắc lư, lưng uốn cong, nếu phát hãn làm cho huyết dịch giảm, chính khí hư rà tà khí càng thịnh ở trên, cho nên chân sẽ lạnh.
Vưu tại Kinh chú:
Bệnh Kính không rời khỏi biểu cho nên mình nóng, sợ lạnh, kinh là bệnh phong cường mà gân mạch bị tổn thương nên cấm khẩu, đầu gáy cứng, lưng uốn cong gân mạch cứng thẳng. Xinh viết các chứng gân mạch cứng thẳng đều thuộc về phong. Đầu nóng chân lạnh mà mặt mắt đỏ, đầu lắc lư, do phong là dương tà gây ra, khí của nó đi lên và lại chủ về động. Hàn thấp tương bác (gặp nhau) là cái thấp của mồ hôi với ngoại hàn gặp nhau không giải được, mà làm biểu khí vì ra mồ hôi nên càng hư thêm, còn hàn khí gặp thấp mà tắc mạch thêm nên càng sợ lạnh nhiều. Mạch như rắn là mạch phục mà cong giống như rắn bò. Mạch bệnh Kính vốn thẳng. Cho ra mồ hôi thì phong bị trục xuất nhưng thấp thì còn lại, nên mạch không thẳng mà cong.
Nhận xét:
Kinh văn nói lên chứng trạng chủ yếu của bệnh Kính, cấm khẩu, lưng uốn cong cứng, đầu lắc lư, cổ gáy cứng đau, bệnh Kính không nên phát hãn, nếu phát hãn thì bệnh không đỡ mà càng sợ lạnh.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y