Tính vị:
– Tính: Ôn.
– Vị: Tân, Khổ.
Quy kinh:
Phế, Bàng quang.
Công năng:
1- Tán Hàn giải biểu.
2- Tuyên Phế bình suyễn.
3- Hành thủy tiêu thủng.
4- Tán âm thư, tiêu chưng kết
Phân tích:
Vị thuốc này tân ôn, phát tán, chủ yếu đi vào kinh phế. Tác dụng khai thông phế khí. Bên ngoài thì tán phong hàn, bên trong thì dẹp yên ho suyễn, bên dưới thì thông thủy đạo, sức tuyên tán khá mạnh. Cho nên chỉ thích hợp với chứng phong hàn biểu thực, chứng thực suyễn làm ủng tắc phế khí và phù thũng thuộc phong thủy mà không có mồ hôi.
Liều dùng:
Trung bình 2-9g. Khi điều trị thủy thũng có thể dùng 10-25g.
Bào chế:
– TQ: Cắt bỏ mắt ma hoàng, nấu sôi, bỏ bọt,phơi khô hoặc có thể dùng dấm đun sôi tẩy, rồi sấy khô. Có thể tẩm mật loãng (1/2 mật, ½ nước) sap qua để giảm ra mồ hôi.
– VN: Thái thành từng đoạn 1-2 cm, sau đó tẩm dấm hoặc mật ong loãng sao qua. Rễ ma hoàng thường rửa sạch, cắt khúc, phơi khô.
Muốn cho ra mồ hôi thì ma hoàng cắt bỏ đốt, rồi tẩm dấm hay tẩm mật sao. Nếu chữa bệnh ra mồ hôi thì dùng rễ ma hoàng.
Bảo quản:
Để nơi khô, thoáng gió, tránh ẩm.
Kiêng kỵ:
– Biểu hư hãn đa.
– Phế hư khái suyễn.
Phối dược:
– Ma hoàng phối hợp thêm các vị như sinh Thạch cao, Hoàng cầm, Tri mẫu,… có thể dùng trong trường hợp khái suyễn có xuất hiện chứng hậu Phế nhiệt.
– Ma hoàng phối hợp với Thục địa, Bạch giới tử, Đương quy, Hồng hoa… có thể giúp tan âm thư, tiêu chưng kết.
Phương thang ứng dụng:
– Ma hoàng thang
– Ma hạnh thạch cam thang
– Việt Tỳ thang
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y