Mô tả:
– Toàn cây bỏ gốc rễ, bỏ lá sâu, không mốc mọt, vụn nát, hạt nhỏ hình tròn, cạnh dài, lúc chín mới rụng, sắc đen, phẳng đẹp giống hột mè.
– Thổ sản: cù mạch sản xuất ở Quảng Đông, Bắc Giang là loại tốt.
Tính vị:
– Tính: Hàn
– Vị: Khổ
Quy kinh:
Tâm, Tiểu trường.
Công năng:
1- Lợi niệu thông lâm
2- Phá huyết thông kinh
3- Thanh nhiệt minh mục
4- Bài nùng tiêu ung
Thơ:
Cù mạch vị đắng tính hàn
Đái nhắt đái buốt rõ ràng một hai
Uống vào hay bị sẩy thai
Thông kinh phá ứ trổ tài lập công.
Phân tích:
Vị thuốc này khổ hàn thanh tiết, có thể thanh tâm nhiệt lợi tiểu trường, bàng quang thấp nhiệt mà lợi tiểu tiện, thông đái nhắt, đái buốt, là vị thuốc chủ yếu chữa đi đái nhắt buốt ra máu (nhiệt lâm, huyết lâm). Ngoài ra đi vào phần huyết thì có công phá ứ thông kinh.
Lưu ý:
Bộ phận nụ hoa của Cù mạch (Tuệ) có tác dụng lợi niệu hơn bộ phận cuộng, cho nên khi dùng thuốc lợi niệu thường kén đùng Cụ mạch tuệ.
Liều dùng:
Thông thường từ 4,5 – 10g
Bào chế:
Cắt cây đang ra hoa chưa nở, phơi khô.
Bảo quản:
Dễ hút ẩm, mốc, vụn nát, chú ý để nơi khô ráo, thoáng.
Kiêng kỵ:
– Vô thấp nhiệt.
– Thai tiền sản hậu.
So sánh dược:
- Biển xúc, Cù mạch với Thạch vi:
- Biển xúc: Thanh lợi bàng quang thấp nhiệt kiêm chữa cả Hoàng đản và thấp chẩn.
- Thạch vi: Thanh phế và bàng quang thấp nhiệt, thiên vào khí phận, phần nhiều để chữa thấp nhiệt lâm.
- Cù mạch: Thanh tâm và tiểu trường thấp nhiệt, thiên vào huyết phận, phần nhiều dùng để chữa Huyết lâm.
Phối dược:
– Huyết lâm, Niệu huyết: Thường kết hợp với các vị Chi tử sao, Hoàng bá thán, Hải kim sa, Bạch mao căn, Đăng tâm thán,…
– Hoạt huyết khứ ứ: Thường kết hợp với các vị Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất,…
Phương thang ứng dụng:
– Quát lâu cù mạch hoàn
– Tê giác tán
– Trị đinh sang phương
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y
One thought on “Vị Thuốc Cù Mạch – Y Gia Quán”