- Kinh văn:
- Vấn viết: hữu vị chí nhi chí, hữu chí nhi bất chí, hữu chí nhi bất khứ, hữu chí nhi thái quá, hà vị dã?
- Sư viết: đông chí chi hậu, giáp tý dạ bán, thiếu dương khởi (1) thiếu dương chi thời, dương thủy sinh (2) thiên đắc ôn hòa, di vị đắc giáp tý, nhi thiên vị ôn hòa, vị khí nhi bất khí dã, dĩ đắc giáp tý nhi thiên đại hàn bất giải, thử vi chí nhi bất khứ dã, di đắc giáp tý nhi thiên ôn như thịnh hạ ngũ lục nguyệt thời, thử vi khí nhi thái quá dã.
- Chú thích:
- Đông chí chi hậu, giáp tý dạ bán, thiếu dương khởi là sau đông chí, nửa đêm của ngầy giáp tý dương khi bắt đầu sinh.
- Thủy sinh: mới sinh.
- Dịch nghĩa:
- Hỏi rằng : có khi chưa đến mà đến rồi, có khi đã đến mà chưa đến, có khi đến rồi lại không đi, có khi đến mà thái quá ; là thế nào ?
- Thầy đáp : Sau tiết Đông Chí ngầy Giáp Tý nửa đêm Thiếu Dương khởi, thời của Thiếu Dương là lúc Dương mới sinh, tiết Trời được ôn hòa.
- Chưa đến Giáp Tý mà Trời đã ôn hòa, đấy là chưa đến mà đến rồi. Đã đến Giáp Tý mà Trời chưa ôn hòa, là đến mà không đến.
- Đã đến Giáp Tý mà Khí Trời Đại hàn chưa giải, đấy là đến mà không đi. Đã đến Giáp Tý mà khí Trời ôn như thịnh Hạ lúc tháng năm tháng sáu, đấy là đến mà thái quá.
- Vưu tại Kinh chú:
- Chữ đến ở trước là thời hậu đến, chữ đến ở sau là khí hậu đến. Bởi vì thời có số nhất định không thay đổi còn khí không ổn định mà có thể xê dịch. Giáp tý sau đông chí là 60 ngầy bởi vì người xưa chế ra lịch lấy đông chí ngầy mồng một tháng 11, giáp tý nửa đêm là lịch nguyên. Căn cứ vào đó mà suy ra thì 60 ngầy sau Đông chí lại gặp ngầy giáp tý nữa. Mà khí đầy trăng khuyết, mồi năm xê địch tới ngầy không nhất định đều là Giáp tý lấy 60 ngầy hoa giáp sau Đông chí đủng vào tiết Vũ thủy. Vũ thủy là băng tuyết tan mà là mưa nước, lúc đó khí hậu bắt đầu ôn hòa, nói là thiếu dương khởi phát, cũng là dương khởi lên và xuất ra khỏi đất. Dương mới sinh, dương mới thịnh mà sinh ra vật, không phải nó nhất dương sinh vào đông chí. Hạ chí thì nhất âm sinh mà sau đó có tiểu thử, đại thử, đông chí nhất dương sinh mà sau đó có tiểu hàn đại hàn, Đó không phải là âm sinh, mà lại nóng, dương sinh mà lại hàn, quy luật tự nhiên là chưa tới cùng cực của sự Bĩ thì không đến sự Thái, Khí của âm dương hỗ chưa tới cùng cực của sự bác thì không có sự phục (Bĩ – Thái, bác – Phục là quẻ của Chu dịch). Vào Hạ chí, 6 âm tận ở trên mặt đất, rồi sau đó 1 âm sinh ở dưới mặt đất là thời kỳ âm sinh, chính là lúc dương cực, dương cực mà đại nhiệt, âm cực mà đai hàn. Cho nên nói dương mới sinh nên khí hậu ôn hòa tương tự suy ra vào đông chí, 6 dương tận ở trên mặt đất, sau đó một dương sinh ở dưới mặt đất lúc dương sinh chính là lúc âm cùng cực. Như vậy dương mới sinh, trời được ôn hòa không đồng luận với dương sinh ở Đông chí. Chưa tới giáp tý mà trời đã ôn hòa hoặc đã tới Giáp tý mà khí hậu chưa ôn hòa, tới Giáp tý mà khí hậu đại hàn không giải hỏa như vào tháng 5, tháng 6 lúc thịnh hạ đó là khí có đầy có vơi là khí hậu tới trước hoặc sau. Con người trong lúc giao khí cơ thể bị bệnh. Duy có bậc chí nhân có khả năng theo thời gian nghỉ ngơi mà không có gì là không thuận (chí nhân là người hiểu rõ và nắm được quy luật biến hóa của tiết khí).
- Nhận xét:
- Kinh văn này nói về sự biến đổi thái quá, bất cập của khí hậu, qua đó mà ảnh hưởng với con người mà phát sinh ra bệnh tật. Đó là những lời chỉ dạy của Trọng Cảnh cho chúng ta trong lý luận chẩn đoán và điều trị.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y