Kinh Văn 62 – Mạch Chứng Và Cách Chữa Bệnh Ngược (Sốt Rét) – Y Gia Quán

Kinh văn:

Ngược đa hàn giả danh viết mẫu ngược thục tất tán chủ chi.

Dịch nghĩa:

Bệnh rét lạnh nhiều gọi là Mẫu Ngược, Thục Tất tán làm chủ.

Vưu tại kinh chú:

Bệnh sốt rét là rét nhiều đó không phải thực sự lạnh do dương khí bị đàm ẩm áp chế không xuất ra ngoài cơ biểu được mà chỉ nội phục ở giữa tâm. Tâm là mẫu tạng nên gọi là mẫu ngược. Thục tất cơ thể hàn nôn mửa ra hàn là bệnh ngược. Đàm bị trừ khử thì dương khí vươn lên được mà hết rét lại dùng vân mẫu, long cốt là vì sợ sự vượt lên quá mạnh của thục tất làm động thần và khí trong tâm.

THỤC TẤT TÁN PHƯƠNG

Vân Mẫu (thiêu 2 ngầy đêm) Long Cốt các vị đồng phân lượng
Thục Tất rửa bỏ mùi tanh (ngọn non của Thường Sơn)
3 vị trên tán bột, trước lúc chưa phát uống với nước Tương thủy ½ tiền.

Thục tất (rửa hết mùi tanh) Vân mẫu (thiêu 2 ngầy đêm) Long cốt 3 vị liêu lượng bằng nhau tán nhỏ uống 2 g với cường thủy trước khi lên

Ý nghĩa phương thuốc:

Thục tất là thường sơn màu, có khả năng trừ thấp, đàm nên dùng làm quân được, vân mẫu vốn là chủ trị chứng phong hàn nhiệt, chữa huyễn vựng điểu trị phong dương; Long cốt trục tà khí, trị tâm súc phiền nạo, hợp dụng trong bài trị đàm như thần, làm cho thấp đàm lung cách bị khử mà dương thí đạt được ra ngoài, ngoại dài bì thiếu phụ.

Phần phụ:

MẪU LỆ THANG

Mẫu Lệ 4 lạng (nung) Ma hoàng 4 lạng (bỏ đất)
Cam thảo 2 lạng Thục tất 2 lạng
Lấy 4 vị trên nước 8 thăng, trước tiên sắc thục tất, ma hoàng còn 6 thăng vớt bỏ bọt nổi ở trên. Cho các vị vào sắc còn 2 thăng uống ấm, 1 thăng. Nếu nôn mửa ngừng thuốc.

Chủ trị:

Mẫu ngược

Ý nghĩa phương thuốc

Mẫu lệ hàn tính, hàn nhuyễn kiên tán kết, kiêm khả năng an thận, giao tâm, thục tất gây nôn mửa trục tà, gia ma hoàng, cam thảo phát vượt dương khí làm thông đạt bên ngoài, kết tán, lương thông làm cho khói bệnh.

SÀI HỒ KHỬ BÁN HẠ GIA QUA LÂU THANG

Sài hồ 8 thang Sa nhân 3 lạng
Hoàng cầm 3 lạng Cam thảo 3 lạng
Qua lâu căn 4 lạng Sinh khương 2 lạng
Đại táo 12 quả
7 vị trên, nước 1 đấu 2 thăng, sắc còn 6 thăng lọc hồ bã còn 3 tháng. Uống ấm 1 thăng ngầy uống 3 lần.

Chủ trị:

Bệnh sốt rét khát nhiều và bệnh lao ngược

Ý nghĩa phương thuốc:

Bệnh ngược là tại thiểu dương, bán biểu bán lý cho nên dùng tiểu sài hồ thang để trị bệnh ngược da có khát nên khử bán hạ mà gia qua lâu căn dưỡng âm sinh tân. Phương thuốc công bổ kiêm trị cho nên cũng có thể chữa được bệnh lao ngược.

SÀI HỒ QUẾ CHI THANG

Sài hồ 1⁄2 cân Quế chi 3 lạng bỏ vỏ
Can khương 2 lạng Hoàng cầm 3 lạng
Qua lâu căn 4 lạng Mẫu lệ 3 lạng (nung)
Cam thảo 2 lạng (chích)
7 vị trên, nước 1 đấu 2 thăng sắc còn 6 thăng lọc bỏ bã, sắc tiếp còn 3 thăng, uống ấm 1 thăng, ngầy uống 3 lần, mới uống người hơi bứt rứt, phiền muộn, uống tiếp thì mồ hôi ra là khỏi.

Chủ trị:

Bệnh sốt rét mà rét nhiều, sốt ít hoặc chỉ rét không nóng.

Ý nghĩa phương thuốc:

Phương này là tiểu sài hỗ thang cải biến mà thành. Sài hồ, hoàng cầm, hợp lại để hòa giải tà ở thiếu dương; qua lâu, mẫu lệ dùng chung hay trục được ẩm, khai được kết. Quế chi, can khương, cam tháo dùng chung hay ôn hóa thủy ẩn. Vì không nôn cho nên bổ vị bán hạ. Vị khí không hư mà lại còn bị thủy ấm trở ngại bên trong cho nên bỏ nhân sâm, đại táo là loại thuốc bổ mà nê trệ. Đây là phương thuốc lợi thiếu dương ở bán biểu bán lý, cho nên lúc mới uống, tà chính giao tranh nhau mà thấy hơi khó chịu. Uống tiếp thì dương khí của biểu và lý thông nhau nên đổ mổ hôi mà khỏi.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo