Kinh Văn 35 – Mạch, Chứng Và Cách Chữa Bệnh Kính Thấp Và Trúng Thử – Y Gia Quán

Kinh văn:

Phong thấp tương bác, nhất thân tận đông thống, pháp đáng hãn xuất nhi giải, trị thiên âm vũ bất chỉ y vân, thử khả phát hãn, hãn chi bệnh bất dũ giả, hà dã? Cái phát kỳ hãn, hãn đại xuất giả, dãn phong khí khứ, thấp khí tại, thị ” eo bất dữ dã. Nhược trị phong thấp giá, phát kỳ hãn, dãn vi vi di dục xuất hãn gia phong thấp câu khứ dã

Dịch nghĩa:

Phong Thấp tương bác, khắp mình đau nhức, theo phép nên cho ra mồ hôi mà giải, gặp ngày trời mưa âm u không dứt, Thầy thuốc bảo rằng trường hợp này, không thể Phát Hạn, mồ hôi ra bệnh không khỏi, cớ sao vậy ? Bởi vì Phát Hạn mà mồ hôi ra nhiều thì chỉ có Phong Khí bị trừ đi, Thấp Khí vẫn còn cho nên không khỏi. Nếu muốn trị Phong Thấp thì nên cho ra mồ hôi ít ít, Phong Thấp đều bị trừ.

Vưu tại Kinh chú:

Phong thấp tuy cùng nằm trong lục đâm, nhưng phong thì vô hình còn thấp hữu hình, phong khí nhanh còn thấp khí trệ. Đang lúc mưa nhiều là thấp thắng lúc đó thế phong đã trừ còn thấp khó trừ. Vả lại phát tán một cách nhanh chóng thì phong đi còn thấp không đi cùng với phong. Do đó muốn cho thấp đi còn thấp không đi chỉ cần làm cho dương khí bốc hơi nóng ở trong mà không bài tiết ào ạt lựa hành sung mãn ở giữa cơ nhục xương khớp thì thấp tà không còn chỗ trú ngụ cho nên: cho ra mồ hôi mà chỉ cho ra dâm dấp tựa như ra mà không ra.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo