Kinh Văn 30 – Mạch, Chứng Và Cách Chữa Bệnh Kính Thấp Và Trúng Thử – Y Gia Quán

Kinh văn:

Kính vị bệnh, hung mãn khẩu cấm, ngọa bất trước tịnh, cước loan cấp, tất giới sỉ, khả dữ đại thừa khí thang.

Dịch nghĩa:

Kính làm bệnh, ngực đầy, miệng ngậm cứng, nằm không dính chiếu, chân co quắp ắt nghiến răng, có thể cho uống Đại Thừa Khí thang.

Sách Y tông viết:

Bệnh Kính mà ngực đầy, khí sắc, nằm không chạm chiếu, lại cứng nhiều, 2 chân vặn vẹo co cứng tất nghiến răng, là dương minh nhiệt thịnh đốt nóng gân, mà gãy gân cơ nên dùng đại thừa khí thang để công nhiệt.

Nhận xét:

Kinh văn nói lên dương minh nhiệt thịnh của chứng kính kinh thủ dương minh đi vào hàm dưới kinh túc dương minh đi vào hàm trên mà gây ra nghiến răng, thì biết đó là nhiệt (thiêu) đốt dương minh, vì vậy trên lâm sàng dùng đại thừa khí thang.

ĐẠI THỪA KHÍ THANG PHƯƠNG

Đại Hoàng 4 lạng rửa rượu Mang Tiêu 3 cáp
Hậu Phác ½ cân bỏ vỏ ngoài Chỉ Thực 5 quả (nướng)
4 vị trên, nước 1 đấu, trước nấu Hậu Phác, Chỉ Thực lấy 5 thăng, bỏ bã cho Đại Hoàng vào nấu lấy 2 thăng, bỏ bã cho Mang Tiêu vào lại đặt lên lửa nhỏ nấu sôi 1 – 2 dạo, chia uống ấm 2 lần, nếu đi cầu được thì khỏi uống lần sau.

Ý nghĩa phương thuốc

Phương này tiếp theo chiều thuận của vị khí mà đi xuống là cho chứng tắc thông được, chứng bế mở được cho nên gọi là “thừa khí” Trong phương dùng chỉ thực đắng lạnh để tán chứng kết trừ chứng đây. Hậu phác đắng để thông khí tiết chứng đầy, mang tiêu mặn lạnh để nhuận táo nhuyễn kiên. Đại hoàng đắng lạnh tẩy tích nhiệt, cho nên nó là 1 bài thuốc mạnh tá thực nhiệt thông tích trệ.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo