Kinh văn 21:
Thái dương bệnh, phát hãn thái đa, nhân trí kính
Dịch nghĩa:
Thái dương bệnh phát hãn quá đến nỗi thành bệnh Kính.
Từ Trung khả chú:
Thái dương bệnh thì hàn nhiều thích nghi với phát hãn nhưng phát hãn quá nhiều thì huyết sẽ bị tổn thương, không nhu dưỡng được gân mà thành bệnh Kính.
Nhận xét:
Gân mạch cơ nhục không những cần sự nhu dưỡng của huyết dịch mà còn cần sự ôn dưỡng của dương khí. Vì vậy thương âm hay vong dương đều làm giảm sự nuôi dưỡng gân mạch mà thành chứng kính.
Kinh văn 22:
Phu phong bệnh, hạ chi tắc kính phức phát hãn tất câu cấp (1)
Chú thích:
(1) Câu cấp là co quắp, là gân mạch co rút không duỗi ra được.
Dịch nghĩa:
Phàm Phong Bệnh cho Hạ thì làm Kính, cho Phát Hãn thì co quắp
Hoàng Khôn Tử chú:
Phong bệnh, mộc kết huyết táo, hạ lợi sẽ làm cho tân huyết nội phong mà thành bệnh Kính lại phát hãn làm tân huyết ngoại vong thì sẽ thành chứng co quắp
Kinh văn 23:
Sang gia (1) tuy thân đông thống, bất khả phát hãn, hãn xuất tác kính.
Chú thích:
(1) Sang gia: Bệnh mụn nhọt, lở ngứa, ngoài da.
Dịch nghĩa.
Bệnh lở ngứa ngoài da, tuy thân thể đau nhức không được phát hãn, nếu phát hãn sẽ thành bệnh Kính
Từ Trung khả chú:
Bệnh sang gia thì huyết vốn hư, nay thấy đau nhức do phong mà phát hãn thì huyết dịch giảm mà gân khô ráo không được nhụ dưỡng mà thành bệnh Kính.
Nhận xét:
Ba kinh văn trên cho thấy cơ chế gây ra bệnh Kính đều do dịch thoát, tân dịch bị tổn thương, huyết. táo.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y