Kinh Văn 2 – Mạch Chứng Tiên Hậu Bệnh Tạng Phủ Kinh Lạc – Y Gia Quán

  • Kinh văn:
    • Phu nhân bẩm ngũ thường, nhân phong khí mà sinh trưởng, phong khí tuy năng sinh vạn vật, diệc năng hại vạn vật, như thủy năng phù châu (1) diệc năng phúc châu (2). Nhược ngủ tạng nguyên chân (3) thông sướng, nhân tức an hòa. Khách khí (4) tà phong (5) trúng nhân đa tử, thiên ban sấn nạn (6) nhập tạng phủ vi nội sở nhân dã, nhị giá, tứ chi cửu khiếu (7) huyết mạch tương truyền ủng tấc bất thông, vi ngoại bì phu sở trung dã; tam gia phòng thất kim đao trùng thú sở thương. Dĩ thử tường chi, bệnh do đô tận, nhược nhân năng dưỡng chân, bất lệnh tà phong can ngõ kinh lạc, thích trúng kinh lạc vị lưu truyền phủ tạng, tức y trị vi, tứ chi tài giác trọng trệ tức đạo dân ẩu nạp châm cứu cao ma (8) vật lệnh cửu khiếu bế tắc; cánh năng vô phạm vương pháp, cầm thú tài thương, phòng thất, vật lệnh kiệt chi, phục thực tiết kỳ lãnh nhiệt khổ toan tam cam, bất di hình thể hữu suy, bệnh tắc vô do nhập kỳ tán lý tẩu giả, thị tam tiêu thông hội nguyên chân chi xử, vi huyết khí sở chủ; lý giải thị bì nhu tạng phủ chi văn lý dã.

  • Chú thích:
    1. Phù châu: nâng thuyền.
    2. Phúc châu: lật thuyền.
    3. Ngũ tạng nguyên chân: là tinh khí của ngủ tạng .
    4. Khách khí: là danh từ của học thuyết vận khí, chỉ khí hậu trái thường.
    5. Tà phong: tức phong tà .
    6. Sân nạn: bệnh tật
    7. Cửu khiếu: 9 khiếu để khí trong cơ thể thông ra ngoài(2 mắt, 2 lỗ tai,2 lỗ mũi, 1 miệng, 1 tiền âm, 1 hậu âm).
    8. Châm cứu cảm mạo là dùng châm, cứu, cao dán, xoa bôi để điều trị.

  •  Dịch nghĩa:
    • Con người bẩm Ngũ Thường, nhân Phong Khí mà sinh trưởng. Phong Khí tuy có thể sinh vạn vật, cũng có thể hại vạn vật, như nước có thể nâng thuyền cũng có thể làm đắm thuyền. Nếu cái Nguyên chân của Ngũ Tạng thông sướng, thì người được an hòa. Khách Khí, Tà Phong trúng vào người phần nhiều làm chết.
    • Ngàn thứ tật bệnh không ra ngoài 3 điều :
      • Một là Kinh Lạc thọ Tà nhập Phủ Tạng là nguyên nhân bên trong.
      • Hai là Tứ Chi, Cửu Khiếu, Huyết Mạch tương truyền bị Hàn ủng tắc không thông là cái trúng Bì Phu ở bên ngoài.
      • Ba là chuyện buồng the, tai nạn dao búa, trùng thú làm bị thương, lấy đó để hiểu rõ hết mọi nguyên do của bệnh tật.
    • Nếu con người biết cẩn thận giữ gìn, không để cho Tà Phong can phạm tới Kinh Lạc ; mới vừa trúng Kinh Lạc chưa truyền vào Phủ Tạng thì liền điều trị ngay. Tứ Chi vừa cảm thấy nặng nề thì lập tức Đạo dẫn, Hô hấp, Châm cứu, dán cao xoa bóp, chớ để cho cửu khiếu bế tắc, càng không nên phạm vào vương pháp, hoặc để cho trùng thú làm tổn thương, việc buồng the chớ để cho kiệt quệ, việc ăn mặc điều độ, nóng lạnh, đắng chua cay ngọt, không để cho hình thể bị suy yếu, thì bệnh không còn do đâu để nhập vào Tấu Lý. Tấu chính là chỗ Tam Tiêu thông hội Nguyên chân. Lý là Văn lý của Bì Phu Phủ Tạng.
  • Vưu tại kinh chú:
    • Người ta bẩm thụ tính chính thường của âm dương ngũ hành, nhưng sự sinh trưởng của con người là do ở phong và khí. Bởi vì nếu không có phong thì không có biến động và hiệp hòa. Không có lục khí thì không có biến dịch mà trưởng dưỡng nhưng có chính khí, tức có khách khí; có hòa phong tức có tà phong. Sự sinh vật và sát vật đều xuất phát từ một bộ máy, như nâng thuyền và lật thuyền cũng chỉ có một mình nước. Do đó có sự điều hòa là do chính khí, còn mất sự điều hòa là do khách khí. Phong mà đạt được sự chính của nó thì nó là hòa phong, còn mất sự chính của nó thì biến thành tà phong. Công năng sinh vật có lực thì công năng hại vật cũng có lực cho nên trúng vào người thì phần nhiều là chết. Nhưng phong có nặng, nhẹ: bệnh có nông sâu.
    • Tóm lại không ngoài ba điều:
      1. Một là tà khí theo kinh lạc nhập vào tạng phủ trong sâu là nguyên nhân bên trong (nội nhân)
      2. Tà ở tứ chi, cửu khiếu bì phu men theo huyết mạch ở ngoài là nguyên nhân bên ngoài (ngoại nhân)
      3. Bệnh theo phép nước, buồng thất, đao mắc, trùng thú cắn là bất nội ngoại nhân. Đó là những nguyên nhân của bệnh. Người ta biết thân trọng giữ gìn không để cho tà phong dị khí xâm phạm ‘vào kinh lạc thì sẽ không bị bệnh. Nếu tà khí nhập kinh lạc, chưa nhập tạng phủ có thể dùng pháp hãn, thổ hoặc hòa giải mà khỏi bệnh đó gọi là dùng thuốc để trị, ứng với đoạn nói về nguyên nhân bên trong. Nếu phong khí ở ngoài xâm phạm vào tứ chi, cửu khiếu thì dùng phép thổ nạp, dẫn khí để cho khí lưu hành, dùng châm cứu, xoa bóp, cao dán trục tà làm cho chứng tay chân nặng nề được thông khoái mà bế tắc cũng hết, ứng với đoạn nói về nguyên nhân bên ngoài. Càng không thể phạm phép nước, cảm thụ thì hình thể không bị tổn thương, hay tùy cơ phòng dục mà không bị kiệt quệ tỉnh lực, thì tỉnh thần không suy, ứng với đoạn nói về nguyên nhân phòng dục. Nói về tấu lý, thì bệnh tật không chỉ dừng lại ở kinh lạc huyết mạch mà xung tràn tấu lý cho nên phải thận trọng làm cho bệnh không nhập vào được. Tấu là chỗ tam tiêu và cốt tiết đan vào nhau là nơi thần khí qua lại cho nên gọi là chân nguyên thông hội, lý là chỗ hợp bì phu, tạng phủ, trong ngoài chằng chịt, nhỏ mà không rối cho nên gọi là văn lý. Bài luận này của Trọng Cảnh lấy phong khí trúng vào người là chính, cho nên kinh lạc nhập tạng phủ là ở sâu và ở trong; từ bì phu huyết mạch là ở nông và ở ngoài. Nếu dc phòng dục, đao thương, trùng thú cắn thì không liên quan với khách khí tà phong trúng vào người và không can thiệp với kinh lạc tạng phủ là nguyên nhân bất nội ngoại nhân.
  • Thần vô trạch chú:
    • Lục đàm tà khí xâm phạm là ngoại nhân. Ngũ tạng tình chí cảm phải là nội nhân ẩm thực, phòng dục đao thương là nguyên nhân bất nội ngoại nhân, Luận thuyết của Trọng Cảnh lấy khách khí tà phong làm chủ nên không theo nội thương ngoại cảm là trong ngoài như Từ Trung khả trong Kim quỷ yếu lược luận chú.
  • Nhận xét:
    • Kinh văn này nói về mối quan hệ giữa con người và giới tự nhiên và nói rõ nguyên nhân phát sinh ra bệnh tật trong đó bệnh do từ ngoài đến là ngoại nhân, bệnh do nội sinh là nội nhân, bệnh không do tà khí và tình chí mà sinh ra là nguyên nhân bất nội ngoại nhân từ đó đề cập phương pháp điều trị và phòng bệnh theo Nội kinh “chính khí tổn nội, tà bất khả can” và “tình thần nội thủ, bệnh an tòng lai”.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo