Kinh Văn 18, 19, 20 – Mạch, Chứng Và Cách Chữa Bệnh Kính Thấp Và Trúng Thử – Y Gia Quán

Kinh văn 18:

Thái dương bệnh, phát nhiệt vô hãn, phản ổ hàn giả, danh viết cương kính (1).

Chú thích:

(1) Bệnh Kính: Bệnh có triệu chứng thân cứng rắn, uốn ván, miệng cắn chặt không có nói được.

Dịch nghĩa:

Thái Dương Bệnh phát sốt không mồ hôi, trái lại sợ lạnh, gọi là Cương Kính.

Vưu tại Kinh chú:

Bệnh cứng kính là cứng, bệnh tại gân nên sẽ kiêm cổ gáy co cứng, đầu nóng, chân lạnh. mặt đỏ đầu lắc, cấm khẩu, lưng uốn cong.

 

Kinh văn 19:

Thái dương bệnh phát nhiệt hãn xuất, nhi bất ố hàn gia, danh viết nhu kính.

Dịch nghĩa:

Thái dương bệnh, phát sốt, mồ hồi ra mà không sợ lạnh gọi là nhu kính.

Vưu tại Kinh chú:

Thái dương bệnh phát nhiệt mồ hôi ra là biểu hư, đáng lẽ sợ lại mà không sợ lạnh là phong tả hỏa nhiệt tổn thương cân mạch ở ngoài thành bệnh Kính. Vì biểu hư không lạnh nên gọi là nhu kính.

Sách Y Tông kim giám viết:

Thái dương bệnh, phát sốt không có mồ hôi, sợ lạnh là thực tà tên gọi: Cương kính. cứng mà có lực. phát sốt mô hôi ra, không sợ lạnh là hư tà tên goi nhụ kính, cứng mà không có lực.

Nhận xét:

2 kinh văn trên nêu lên chứng kính có cương kính và nhu kính tức là 1 loại “vô hãn, ố hàn”, 1 loại “hãn xuất, bất ố hàn” là hình dùng tương đối với âm dương hư thực có cùng 1 ý nghĩa (cương kính còn gọi dương kính, nhu kính còn goi âm kính. Cương kính là chứng biểu thực, nhu kính là chứng biểu hư.

 

Kinh văn 20:

Thái dương bệnh, phát nhiệt, mạch trầm mà tế giả danh viết kính, vi nan trị.

Dịch nghĩa:

Thái dương bệnh, phát sốt, mạch trầm mà tế, tên gọi là kính, bệnh này khó chữa.

Từ Trung khả chú:

Có nhân lấy cướp gọi là kính, do ngoại chứng và thương hàn nhưng mạch trầm trì huyền tế mà lựng gáy uốn cong như phát giàn chứng (động kinh).

Vưu tại Kinh chú:

Mạch của thái dương bệnh vốn mạch phù, nay lại trầm, là phong gặp thấp mà phục ta làm nên bệnh Kính. Mạch của bệnh Kính vốn huyền khẩn nay lai tế là do ám khí bất túc nên khó chữa.

Nhận xét:

Thái dương bệnh phát sốt, không kế là trúng phong hay thương hàn. mạch đầu phù; Nay mạch lại trầm tế là tà thực chính hư cho nên nói là khó chữa.

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo