Huyệt Tý Nhu – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • “Tý” có nghĩa là cánh tay trên
    • “Nhu” là mặt giữa của cánh tay trên
    • Huyệt nằm trên chỉ giao nhau của xương cánh tay và biên giới trước phía dưới của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối với huyệt Khúc Trì và Kiên Liêu. Huyệt này căn cứ theo bộ vị mà đặt tên gọi là Tý Nhu (Mặt giữa của cánh tay trên)

 

  • Thuộc kinh: Thủ dương minh đại trường

 

  • Tên khác: Tý nao, Đầu xung, Hạn xung

 

  • Vị trí: Co duỗi cánh tay để lộ gân cơ huyệt ở chỗ đầu cuối của cơ tam giác cánh tay.

 

  • Giải phẫu, thần kinh:

     

    • Dưới huyệt là đỉnh cơ delta, bờ ngoài cơ nhị đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và xương, phía sau là phần rộng ngoài của cơ tam đầu cánh tay.
    • Thần kinh đi từ tiết đoạn thần kinh cổ 5- ngực 1. Lớp nông có dây thần kinh da cánh tay sau, lớp sâu có dây thần kinh quay.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

 

  • Công năng: Thông lạc, minh mục

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ: Đau vai, cánh tay
    • Theo kinh: Bại liệt chi trên, bệnh mắt
    • Toàn thân: Bệnh mắt

 

  • Phương pháp châm cứu:

     

    • Châm: Thẳng, sâu 0,5-1 thốn
    • Cứu: 3-7 lửa
    • Ôn cứu: 5-15 phút

 

  • Tham khảo:

     

    • <Giáp Ất> quyển thứ 8 ghi rằng: “Sốt lạnh, tràng nhạc ở cổ, đau vai cánh tay không cử động được, chọn Tý Nhu làm chủ”
    • <Thiên Kim> quyển thứ 24 ghi rằng: “Các loại bướu (Anh) cứu huyệt Đầu Xung”

 

  • Phối huyệt:

     

    • Phối Trửu Liêu trị đau cánh tay đưa lên không nổi (Tư Sinh)
    • Phối châm thấu huyệt Nhu Thượng, Khúc Trì trị đau cánh tay vai
    • Phối Tình Minh, Thừa Khấp trị bệnh thuộc mắt
    • Phối Khúc Trì, Thiên Tông, Kiên Ngung trị đau nhức vai cánh tay, chi trên không cử động được.

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo