Ý nghĩa tên huyệt:
- “Phù” Vào thời xưa bề rộng của 4 ngón tay được gọi là một “Phù” tương đương với 3 thốn theo tỉ lệ, “Phù” còn có nghĩ là bổ trợ, phù giúp
- “Đột” có nghĩa là nhô lên, nổi lên.
- Huyệt này nằm ở giữa cơ ức đòn chũm, nằm hai bên trái táo A đam (Củ hầu) nên có tên là Phù Đột (Chỗ nhô lên)
- Thuộc kinh: Thủ dương minh đại trường
- Tên khác: Phò đột, thủy đột, thủy huyệt
-
Vị trí:
- Ngồi ngay, từ chỗ cao nhất của yết hầu, đo ra 3 thốn, ngoài huyệt Nhân Nghênh, bờ sau cơ ức đòn chũm
-
Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bó ức của cơ ức đòn chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc
- Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3
- Công năng: Tuyên phế, lý khí, chỉ khái, đình suyễn, tiêu thũng, chỉ thống
-
Chủ trị:
- Tại chỗ: Sưng đau họng-thanh quản, nuốt khó, tắt tiếng, khàn tiếng
- Theo kinh: Ho, suyễn, đàm nhiều
- Toàn thân: Huyệt này dùng để gây tê trong phẫu thuật tuyến giáp
-
Phương pháp châm cứu:
- Châm: Thẳng, sâu 0.5-1 thốn
- Cứu: 1-3 lửa
- Ôn cứu: 5-10 phút
-
Tham khảo:
- <Linh Khu- Hàn nhiệt bệnh> ghi rằng: “Câm đột ngột, khí nghẽn, dùng Phù Đột và Thiên bản chích ra huyết”
- <Giáp Ất> quyển thứ 9 ghi rằng: “Ho khí xốc lên, họng thanh quản khò khè khó thở, dùng Phù Đột làm chủ”
- <Đại Thành> quyển thứ 6 ghi rằng: “Phù Đột chủ trị về ho ra dãi nhiều, khí xông lên, trong họng kêu như vịt kêu vì hen suyễn, câm đột ngột, nghẽn khí”
-
Phối huyệt:
- Phối Thiên Đột, Thái Khê trị khò khè ở cuống họng (tự sinh)
- Phối Thiên Đột, Hợp Cốc trị khàn tiếng, tắt tiếng, suyễn ho
- Phối Hợp Cốc, Giáp Xa, Hạ Quan trị viêm tuyến mang tai
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y