Huyệt Thiên Đỉnh (Thiên Đảnh) – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • “Đảnh” là thùng nấu có hai quai cầm và có ba chân thường hay được dùng vào ngày xưa. Chóp đỉnh của nó hình tròn và được so sáng với bầu trời “Thiên”.
    • Ở con người, đầu nằm ở phần trên cũng so sánh với trời. Hai tai là hai quai. Vì thế mới có tên là Thiên Đảnh (Đỉnh trời)
    • Có sách cho rằng, ngày xưa đảnh đồng có ba chân, trong cơ thể có 3 huyệt Thiên Đảnh, Khuyết Bồn, Khí Xá làm thành một tam giác nên gọi là Thiên Đảnh

 

  • Thuộc kinh: Thủ dương minh đại trường

 

  • Tên khác: Thiên Đỉnh, Thiên Đính

 

  • Vị trí:

     

    • Phía dưới bờ xương hàm độ 2 thốn, ngang với bờ dưới của sụn giáp trạng, huyệt là nơi gặp nhau của bờ sau cơ bó đòn cơ ức đòn chũm và đường ngang qua giữa cổ

 

  • Giải phẫu, thần kinh:

     

    • Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bờ sau ức đòn chũm, cơ bậc thang
    • Thần kinh vận động cơ là thần kinh cơ da cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não XI, các nhánh của đám rối cổ sâu
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3

 

  • Công năng: Lợi yết hầu, thanh phế khí

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ: Viêm hầu họng, lao hạch cổ, liệt cơ lưỡi

 

  • Phương pháp châm cứu:

     

    • Châm: Thẳng, sâu 0.5-1 thốn
    • Cứu: 3-7 lửa
    • Ôn cứu: 5-10 phút

 

  • Tham Khảo:

     

    • <Giáp Ất> quyển thứ 12 ghi rằng: “Câm đột ngột khí nghẽn, sưng tắt họng, đau họng, thanh quản khó thở, ăn uống không xuống, dùng huyệt Thiên Đảnh làm chủ”

 

  • Phối huyệt:

     

    • Phối Gian Sứ trị mất tiếng, nói ngập ngừng (Bách Chứng Phú).
    • Phối Khí Xá, Cách Du trị viêm hầu họng (Tư Sinh).
    • Phối Hợp Cốc, Thừa Tương, Thái Khê, Thiên Dung trị liệt thanh đới giai đoạn đầu.
    • Phối Khúc Trì, Thiếu Thương trị sưng tắc họng.

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo