- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Nhũ” có nghĩa là vú.
- “Căn” có nghĩa là gốc hay chân của một cái gì đó.
- Huyệt nằm ở phần dưới của vú, nên có tên gọi là Nhũ căn (gốc vú).
- Tên khác:
- Khí nhãn, Bệ tức
- Vị trí:
- Đầu núm vú kéo xuống, bờ trên xương sườn 6, cách đường Nhâm mạch 4 thốn, nếu phụ nữ thì đẩy vú lên để tìm xương sườn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cơ ngực to, cơ ngực bé, cơ gian sườn 5, bờ trên xương sườn. Dưới nữa là phổi (bên phải), mỏm tim (bên trái)
- Thần kinh vận động cơ là nhánh cơ ngực to, nhánh cơ ngực bé của đám rối thần kinh nách. Dây thần kinh gian sườn 5.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T5.
- Chủ trị:
- Tại chỗ, toàn thân: Sữa ít, viêm tuyến vú, đau ngực, ho, suyễn, viêm khí quản.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Ngang 0,5 – 1 thốn.
- Ôn cứu: 5- 10 phút
- Chú ý:
- Không cứu nhiều quá.
- Không nên châm sâu vì bên dưới là gan trên (phải), phần dưới phổi (trái).
- Tham khảo:
- <<Giáp ất>> quyển thứ 11 ghi rằng: “Tức đầy ở dưới ngực, sưng ngực, chọn huyệt Nhũ căn làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Nhọt vú, lạnh run ớn sốt chọn huyệt Nhũ Căn”.
- <<Trửu hậu>> quyển thứ nhất ghi rằng: “Trị nôn vọt, cứu ở dưới vú 1 thốn, 7 lửa là được”
- <<Y tâm phương>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Trị ăn vào mửa ra, cứu dưới hai vú mỗi nơi 1 thốn khi đỏ là dược”.
- <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Nhũ Căn chủ trị dưới ngực tức đầy, đau tức trong ngực, ăn không xuống, nghẹn, sưng đau cánh tay, đau vú, nhọt vú, sốt lạnh, đau không thể đè ép vào được, ho, ỉa mửa vọp bẻ, lạnh tay lạnh chân”
- <<Ngọc long ca>> ghi rằng: “Chứng ho suyễn đàm nhiều, dùng Du phủ, Nhũ Căn” (Hảo suyễn chi chứng khái đàm đa, nhược dụng kim châm tật tự hỏa, Du phủ, Nhũ căn nhất dạng thích, khí suyễn phong đàm tiệm tiệm ma).
- <<Tịch hoằng phú>> ghi rằng: “Giữa hai sườn, Nhũ căn trị phụ nữ khó sinh” (Đán hướng Nhũ căn nhị lực gian, hưu trị phụ nhân nan sinh sản).
- Huyệt này có công hiệu lý khí hoạt huyết, thông kinh lợi sữa, là một trong những huyệt trị bệnh thuộc về vùng vú và đau vùng trước tim.
- <<Tịch hoằng phú>> ghi rằng: “Châm huyệt này để trị đẻ khó”.
- <<Kim giám>> ghi rằng: “Dùng huyệt này để trị chứng qui bối ở trẻ con”.
- Phối huyệt:
- Phối Du phủ trị ho, đàm suyễn (Ngọc long).
- Phối Hoang môn trị đau buồng vú.
- Phối Chiên trung, Hợp cốc, Thiếu trạch trị thiếu sữa sau khi sinh.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y