Huyệt Nhân Nghênh – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Nhân” có nghĩa chỉ con người và sinh mạng.
    • “Nghênh” có nghĩa là nghênh tiếp, tiếp thu.
    • Động mạch ở hai bên của hầu (trái táo Adam) có thể tiếp thu khí của ngũ tạng trời đất để nuôi dưỡng con người, nên gọi là Nhân Nghênh.
    • Có sách cho rằng: Xem mạch ở người ta, nơi nào có mạch tự động thì xem. Mạch tự động là mạch ngoài thân thể bất luận đầu mình hoặc tay chân, nơi nào để ngón tay ấn vào thấy đường mạch tự động nó máy động luôn luôn dưới ngón tay là mạch tự động. “Nghênh” có nghĩa là đập nhanh hay hồi hộp. Huyệt này nằm ngang trên củ hầu trên động mạch cảnh chung nơi mà mạch có thể sờ thấy được.
  • Tên khác:
    • Thiên Ngũ-hội, Ngũ hội, Nhân nghinh
  • Vị trí:
    • Sờ ở cổ có động mạch cảnh đập. Huyệt là điểm gặp nhau của bờ trước cơ ức- đòn chũm và đường ngang qua chỗ lồi nhất của yết hầu.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là bờ trước cơ ức đòn chũm, bó mạch thần kinh cảnh, lớp sâu là cơ bậc thang, cơ cổ dài và cơ góc
    • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, các nhánh của đám rối thần kinh cổ.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.
  • Công năng:
    • Điều khí huyết, lợi yết hầu
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ: Sưng tuyến giáp trạng, sưng đau yết hầu, mất tiếng nói đột ngột.
    • Toàn thân: Suyễn, phát âm khó, huyết áp cao hoặc thấp.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Chân thắng hoặc xiên sâu 0,5- 1 thốn. tại chỗ có cảm giác căng đau, lan đến vùng vai.
    • Cứu: Cấm cứu.
  • Chú ý:
    • Không châm quá sâu, nên tránh động mạch cảnh.
  • Tham khảo:
    • 1<<Linh khu Hàn nhiệt luận>> ghi rằng: “Dương tà nghịch ở dương kinh làm cho đầu thống, ngực bị đầy chọn huyệt Nhân Nghênh”.
    • <<Linh khu – Vệ khí thất thường” ghi rằng: “Vệ khí khi nào vận hành thất thường thì bị lưu trệ ở trong bụng, súc tích lại không vận hành được, uất tụ lại mà không có nơi nhất định, làm cho trường đầy ở chi thể, hông sườn vùng dạ dày, hơi thở tức khó, khí ngược lên trên, dùng phép gì để trị được chứng này? Khi nào khi tích tụ ở trong ngực thì chọn các huyệt ở vùng trên để trị. Khi nào khí tích lại ở bụng thì chọn các huyệt ở vùng dưới để trị, khi nào cả hai vùng trên và dưới đều trường mãn thì chọn các huyệt ở quanh vùng để trị… Khí tích ở vùng ngực trên nên tả huyệt Nhân Nghênh, Thiên đột, Liêm tuyền”
    • « Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Nhân Nghênh chủ về nôn vọt, hoắc loạn, đầy tức trong ngực, suyễn khó thở, trong hầu họng sưng”.
    • Căn cứ theo “Tụ anh” ghi Nhân Nghênh là nơi hội của Túc Dương minh, Thiếu dương.
    • Huyệt này trong “Giáp ất” còn gọi là Thiên Ngũ-hội, trong “Đồng nhân” gọi là Ngũ hội.
    • Sách “Giáp ất” ghi rằng: “Huyệt này châm cứu, châm sâu vào 4 phân, sâu quá làm chết người”. Trên lâm sàng, châm huyệt này không sâu quá 0,8 thốn để tránh sự cố có thể xảy ra. Thông thường không nên cứu.
  • Phối huyệt:
    • Phối (thấu) Thiên đột, Hợp cốc, Túc Tam Lý, Trạch tiền, Thái khê, Nội quan, Tam âm giao trị sưng tuyến giáp trạng.
    • Phối Khúc trì, Túc Tam Lý trị huyết áp cao.
    • Phối Nhân trung, Thái xung, Nội quan, Tố liêu (thay phiên nhau) trị huyết áp thấp.
    • Phối Thiên đột trị suyễn khó thở.
    • Phối Nội quan trị tim hồi hộp
    • Phối Khúc trì, Túc Tam Lý, Thái xung trị hoa mắt.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo