- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Khí” có nghĩa là không khí, nhưng ở đây nói đến Tông khí (khí chứa trong ngực) được tạo thành bởi sự kết hợp của khí hô hấp và tinh chất nước cũng như thức ăn (cốc khí).
- “Xá” có nghĩa là khu cư trú.
- Huyệt là nơi cư trú của Tông khí, kinh khí đi qua huyệt này. Những triệu chứng của ho, nôn mửa, nấc và những sự rối loạn có liên quan tới Tông khí, do đó mà có tên là Khí xá (Nơi cư trú của khí).
- Vị trí:
- Xác định huyệt Nhân Nghênh rồi thẳng xuống huyệt Thiên đột đo ra 1 thốn. Huyệt chỗ hõm sát bờ trên xương đòn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là khe giữa bó ức và bó đòn cơ ức-đòn-chũm, dưới nữa là cơ ức-don-móng và ức giáp
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh sọ não số XI và XII, nhánh của dây thần kinh cổ 2.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3 hoặc C4.
- Chủ trị:
- Tại chỗ: Viêm yết hầu, sưng tuyến giáp trạng, lao hạch cổ.
- Toàn thân: Suyễn.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
- Cứu: 3 – 5 lửa.
- Ôn cứu: 5 – 15 phút.
- Chú ý:
- Không nên châm sâu quá, không kích thích mạnh dễ làm tổn thương bó mạch thần kinh cảnh.
- Tham khảo:
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Vai sưng không cử động được, dùng Khí Xá làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Bướu cổ dùng huyệt Khí Xá làm chủ”.
- <<Thiên kim>> ghi rằng: “Khí Xá, Thiên phủ, Nhu hội là những chủ huyệt trị về bướu, sưng cổ họng”.
- <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Khí xá chủ trị về ho ngược, cổ gáy đau cứng khó quay, sưng tắc họng, nghẹn, sưng đau họng, bướu”.
- Kinh Vị, các huyệt từ Khí Xá đến Nhũ căn, ở sâu có động mạch cổ gốc, động mạch to và phổi, gan là những tạng phủ quan trọng không nên châm sâu quá, thường không quá 5 phân.
- Phối huyệt:
- Phối Thiên phú, Nhu hội trị bướu cổ sưng họng (Tư sinh).
- Phối Khí Hộ, Cách du trị nấc cụt.
- Phổi Thiên đãnh, Thiên đột trị dưới họng khó nuốt
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y