- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Khí” có nghĩa là khí giao ở trên.
- “Hộ” có nghĩa là cửa ngõ (Cửa có một cánh gọi là “Hộ”, cửa có 2 cánh gọi là “Môn”), ngoài ra còn có nghĩa là “ngăn”, “hang”.
- Huyệt ở chỗ hõm, nó cũng tương thông với khí của ngũ tạng được làm cửa ngõ cho sự nạp khí. Nên gọi là Khí Hộ.
- Có sách gọi “Hộ” có nghĩa là “dân cư”, “nơi sống”. Huyệt ở mặt trên của Phế, ở ngay mức huyệt Vân môn. Nó là nơi khí giao ở trên ngấm vào bề mặt cơ thể, nên có tên Khí Hộ.
- Vị trí:
- Ngồi ngay hay nằm ngửa từ tuyến giữa cổ ngực đo ra 4 thốn thẳng với đầu vú, dưới huyệt Khuyết Bồn 1 thốn. Huyệt nằm trên xương sườn 1 và ở trên đường thẳng đứng qua núm vú, cách Nhâm mạch 4 thốn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cơ bám da cổ, cơ ngực to, cơ dưới đòn, bờ trên xương sườn 1. Dưới nữa là đỉnh phổi
- Thần kinh vận động cơ là nhánh cơ bám da của thần kinh mặt, nhánh cơ ngực to và cơ dưới đòn của đám rối thần kinh nách.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.
- Chủ trị:
- Tại chỗ, Toàn thân: Viêm khí quản, suyễn, nấc cụt, đau thần kinh liên sườn.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn
- Cứu: 3 – 5 lửa.
- Ôn cứu: 5 phút
- Chú ý:
- Từ xương sườn 1 – 6 bên dưới là phổi, không được châm sâu quá.
- Tham khảo:
- <<Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Hông sườn đầy tức khí nghịch lên, hô hấp rụt vai khó thở, hôi tanh cá, dùng huyệt Khí Hộ làm chủ”.
- <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Khí Hộ chủ về ho xốc, đau vai ngực, ho khó thở, không biết mùi vị, tức hông sườn ngực, suyễn”.
- <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Đau nhức hông sườn dùng Hoa cái, Khí Hộ ” (Cứu trị hiếp lực đông thống, Khí Hộ, Hoa cái hữu linh).
- Ở vùng ngực từ giữa xương sườn 1 – 6 , bên dưới là phổi, huyệt này ở phía trên xương sườn thứ nhất, không được châm sâu, châm sâu sẽ thủng khí ngực.
- Phối huyệt:
- Phối Hoa cái trị đau hai bên sườn (Bách chứng).
- Phối Hoa cái, Chiên trung, Phế du, Xích trạch, Liệt khuyết trị đau ngực, ho suyễn.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y