Huyệt Hòa Liêu – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • “Hòa” có nghĩa là hạt lúa chưa cắt rơm rạ, nơi có râu mọc ra
    • “Liêu” có nghĩa là kẽ nứt gần chỗ hõm trong xương nơi răng nanh chỗ râu mọc
    • Huyệt nằm ở dưới mũi và trên miệng, dưới mũi có thể ngửi được thức ăn, trên miệng có thể ăn được thức ăn, thường để trị méo miệng và mất khứu giác.
    • Người ta thường phân biệt với huyệt Hòa Liêu ở gần tai (Nhĩ Hòa Liêu) thuộc kinh Tam Tiêu, nên còn gọi là Hòa Liêu ở mũi (Tỵ Hòa Liêu)

 

  • Thuộc kinh: Thủ dương minh đại trường

 

  • Tên khác: Trường liêu, Trường tần

 

  • Vị trí:

     

    • Giữa mũi, môi trên, từ huyệt Nhân Trung đo ra 5 phân. Huyệt nằm trên đường ngang qua 1/3 trên hoặc 2/3 dưới của rãnh Nhân Trung, ở phía ngoài đường rãnh giữa 0.5 thốn

 

  • Giải phẫu, thần kinh:

     

    • Dưới huyệt là cơ vòng môi trên, cơ hàm trên
    • Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số VII
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh V2

 

  • Công năng: Thanh nhiệt tuyên phế, thông tỵ, tỉnh thần

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ: Viêm mũi, nghẹt mũi
    • Theo kinh: Liệt dây thần kinh mặt, co giật thần kinh mặt

 

  • Phương pháp châm cứu:

     

    • Châm: dưới da, hướng mũi kim vào mũi sâu 0.3-0.5 thốn

 

  • Tham khảo:

     

    • <Giáp Ất> quyển thứ 12 ghi rằng: “Nghẹt mũi, méo miệng, chảy nước mũi không cầm, chảy máu cam có nhọt, chọn Hòa Liêu làm chủ”
    • <Đại Thành> quyển thứ 6 ghi rằng: “Hòa Liêu chủ cấm khẩu, trị lở mũi, nghẹt mũi, không phân biệt được thơm thối, chảy máu cam không dứt”

 

  • Phối huyệt:

     

    • Phối Đoài Đoan, Lao Cung, trị chảy máu cam không cầm (Tư Sinh)
    • Phối Thượng Tinh trị chảy máu cam (Tạp bệnh huyệt pháp ca
    • Phối Địa Thương, Giáp Xa, Thượng Quan, Đầu Duy trị liệt mặt

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo