I. Khái niệm:
Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em là chỉ ngoại cảm tà khí phong hàn, xâm phạm vào cơ thể, chính khí với tà khí tranh giành nhau ở vùng cơ biểu gây nên chứng hậu.
Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là ổ hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, đau đầu, đau mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.
Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em thường gặp trong các bệnh Cảm mạo, Suyễn khái, Đốn khái.
Cần chẩn đoán phân biệt với chứng Phong ôn bó phần biểu ở trẻ em.
II. Phân tích:
Chứng phong hàn bó phần biểu ở trẻ em là cảm phải tà khí phong hàn ngoại cảm xâm phạm vào cơ biểu dẫn đến chứng hậu, phát sinh ở thời kỳ đầu của nhiều loại tật bệnh, lâm sàng đều có đặc điểm nhất định. Như bệnh cảm mạo xuất hiện chứng phong hàn bó ở biểu, phần nhiều biểu hiện các chứng trạng ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, đau đầu, đau mình, tắc mũi chảy nước mũi, hắt hơi, khái thấu, chỉ văn nổi đỏ, đây là ngoại cảm theo mùa, phong hàn bó ở bên ngoài cơ thể; Điều trị theo phép tân òn giải biểu, cho uống bài Thông sị thang (Chửu hậu phương), khái thấu nhiều đàm có thể dùng bài Hạnh tô tán (Ôn bệnh điều biện).
- Lại như trẻ em suyễn khái là bệnh thường gặp ở trẻ ấu thơ hay mắc bệnh, biểu hiện lâm sàng là ố hàn phát nhiệt, đau mình không mồ hôi, họ khan thở gấp, cánh mũi phập phồng, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớt, mạch Phù Khẩn; Đây là ngoại cảm phong hàn, hàn tà vít ở Phế gây nên, phép trị nên tuyên Phế giải biểu, cho uống bài Tam ao thang (Hoà tễ cục phương) và Thông sị thang (Chửu hậu phương).
Nếu bệnh Đốn khái (ho gà) gặp trong chứng phong hàn bó ở biểu, biểu hiện lâm sàng là khái thấu có tính chất từng cơn nhất là về ban đêm bệnh càng tăng, lại thấy mũi tắc chảy nước mũi, sắc đờm trắng loãng, mặt và môi trắng nhợt, lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng, mạch Phù vô lực, chỉ văn xanh nhạt; Đây là phong hàn vít lấp Phế, Phế mất sự thanh túc; Phép trị nên tân ôn tuyên Phế, cho uống bài Chỉ thấu tán (Y học tâm ngộ) gia Ma hoàng, Tổ diệp.
Tạng Phủ của trẻ em non nớt, hình khí chưa đầy đủ, cơ năng vệ ngoại chưa bền, rất dễ cảm nhiễm tật bệnh theo mùa, do đó chứng phong hàn bó ở biểu là loại bệnh gặp khá nhiều trong Nhi khoa, có một số tật bệnh Đốn khái chỉ ở lứa tuổi nhi đồng dưới mười tuổi mới bị cảm nhiễm.
Chứng phong hàn bó ở biểu nguyên nhân phát bệnh là tà khí phong hàn, hàn tà thuộc âm, dễ tổn thương dương khí; Nếu quả là phong hàn xâm phạm cơ biểu, cơ năng bảo vệ bên ngoài không bền, xu thế biến hoá bệnh cơ đại loại có mấy phương diện như: Một là vì phong hàn vào lý, uất lâu hoá nhiệt từ đó mà chuyển thuộc Dương minh, có chứng chỉ nhiệt không ố hàn, lại ố khiệt, khát nước, mạch Phù Hoạt, Hai là dùng thuốc hãn, thuốc hạ thái quá làm tổn thương tân dịch, ngoại tà vào lý hoá nhiệt, hoá táo đến nỗi tân dịch ở Tỳ Vị bị tổn thương mà dẫn đến đại tiện bí kết, có chứng trạng ra mồ hôi biểu không giải, hầm hập phát sốt. Ba là trung khí cơ thể vốn hư yếu lại cảm nhiễm hàn tà, thường dễ chuyển thành chứng hậu Tỳ Vị hư hàn, có chứng trạng phát sốt, ghê ghê sợ gió, đau mình, chân tay rã rời, kém ăn trướng bụng, đại tiện lỏng. Bốn là thể chất vốn dương hư, mới mắc bệnh đã thấy ngay hư hàn, có các chứng hơi phát sốt, ố hàn, đau mình không đỡ, mạch Vi Tế, chỉ muốn ngủ v.v…
III. Chẩn đoán phân biệt:
Chứng phong ôn bó phần biểu ở trẻ em với chứng phong hàn bó ở biểu trẻ em, cả hai đều thuộc Biểu chứng, nhưng nguyên nhân và cơ chế bệnh hai chứng khác nhau. Chứng phong ôn bó ở biểu ở trẻ em, nguyên nhân phát bệnh là do cảm nhiễm tà độc ôn nhiệt, phần nhiều từ miệng mũi mà vào, tà độc xâm phạm Phế kinh, bệnh lý – cơ chuyển là nhiệt tà gây bệnh dễ làm thương âm, hơn nữa biểu chứng chỉ ngắn ngủi tạm thời còn truyền biến thì khá nhanh chóng. Chứng phong hàn ở biểu ở trẻ em, nguyên nhân phát bệnh là tà khí phong hàn, phần nhiều vào từ bì mao, tà khí xâm phạm kinh Thái dương Bàng quang, bệnh lý cơ chuyển là Hàn thuộc âm tà dễ làm thương dương, hơn nữa hàn tà lưu luyến ở biểu rồi sau mới hoá nhiệt vào lý, truyền biến khá chầm chậm. Vì vậy biểu hiện lâm sàng cũng có chỗ khác nhau. Điều để phân biệt chứng hậu là: Loại trên, bắt đầu có các chứng ố hàn nhẹ phát nhiệt nặng, hơn nữa kèm theo chứng hơi khát nước, không mồ hôi hoặc có ít mồ hôi, rêu lưỡi trong trắng mà ven lưỡi và đầu lưỡi đỏ hồng, mạch Phù mà Sác – Loại dưới, bắt đầu có các chứng ố hàn nặng phát nhiệt nhẹ, thường kiêm các chứng đau đầu, đau mình, không mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi bình thường, mạch Phù mà Khẩn v.v..
IV. Trích dẫn y văn:
Nghĩ như trong Quý Thận chứa chân dương, biểu lý với Nhâm Bàng. Bây giờ Quý Thủy chân dương bất túc, thì Nhâm Thủy bị lạnh, cho nên hàn tà phạm tới là theo đồng loại sẽ dồn vào Kinh Thái dương hàn thủy, lấy hàn để vẫy hàn, thật chẳng thể chống nổi, vì vậy trẻ em bị thương hàn rất nhiều. Bây giờ bảo là không có thương hàn, chẳng may mà trẻ em bị bệnh Thương hàn, bó tay đợi chết, cái chết ấy có phải là số mệnh không, không phải là trẻ em không có Thương hàn, bởi vì vinh huyết chưa đầy đủ, dễ sinh nhiệt, điều trị không đích đáng, tức biến thành bệnh Kính; Âu khoa coi là Kinh phong tức là loài này.
Nhưng trẻ em Thương hàn, quý ở chỗ chữa ngay. Nhưng không nên phát biểu, vì da dẻ mỏng, tấu lý thưa hở, sợ đến nỗi ra nhiều mồ hôi mà vong dương; Nếu có thể ngay từ lúc bắt đầu, giải cơ ngay, trừ bỏ ngoại tà ra bên ngoài thì hẳn là tránh được sai lầm không đến nỗi biến thành bệnh Kính (Nhũ tử thương hàn chứng trị – Ấu ấu tập thành).
Nguồn: Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y – Lô Chí
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y