Mô tả:
Củ cây trạch tả, chọn củ tròn, to, chắc, trong trắng hay hơi vàng xốp, không mốc mọt là tốt.
Tính vị:
– Tính: Hàn
– Vị: Cam, Hàm
Quy kinh:
Thận, Bàng Quang.
Công năng:
1- Lợi niệu thông lâm, trục thủy ở bàng quang và tam tiêu
2- Địch ẩm định huyền
3- Thẩm thấp chỉ tả
4- Tả tà hỏa ở can, thận
5- Phối hợp với bổ âm để chữa âm hư hỏa vượng
Thơ:
Trạch tả tính vị cam hàn
Tiêu phù khỏi khát rõ ràng sách ghi
Đái nhắt đái buốt thông đi
Mồ hôi hạ bộ tức thì tự khô
Phân tích:
Trạch tả vị nhạt thẩm lợi thấp tà, tính hàn sơ tiết của nhiệt, hay tiết hư hỏa ở kinh thận, thấp nhiệt ở bàng quang, cho nên gọi là vị thuốc tiết nhiệt lợi thấp. Phàm chứng thủy thấp đình trệ ở trong đều dùng vị thuốc này để điều trị.
Liều dùng:
Liều thông thường 6 – 9g, trong một số trường hợp có thể dùng tới 30g.
Bào chế:
– Lôi Công: lấy củ rửa sạch, thái lát, phơi khô.
– Việt Nam: thường sau rửa sạch, ủ mềm dễ thái, rồi phơi khô. Cũng có thể tẩm muối (cứ 100g trạch tả cho 2 g muối hòa trong 60ml nước để ngâm).
Bảo quản:
Để nơi khô, trạch tả dễ mốc mọt, nhớ để trong lọ kín, có tể xông diêm sinh để bảo quản.
Kiêng kỵ:
– Can Thận vô thấp nhiệt.
– Người âm hư không có thấp nhiệt.
– Người thận hư mắt tối xầm.
So sánh dược:
- Lợi thủy:
- Trạch tả: Lợi niệu tiêu thủy thích dụng với chứng Phúc thủy và Tiêu thủy cổ.
- Trạch lan: Hành huyết tiêu thủy, thích dụng với chứng Phúc thủy và Tiêu huyết cổ.
Phối dược:
– Trạch tả phối với Bạch truật (Trạch tả thang) dùng trong điều trị chứng chỉ ẩm và đình ẩm trong Vị dẫn đến đầu mắt choáng váng.
Phương thang ứng dụng:
– Trạch tả tán
– Trạch tả thang
– Tiết tả phương
– Lục vị địa hoàng hoàn
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y