Kinh Văn 73 – Lịch Tiết Phong – Y Gia Quán

Kinh văn:

Vị toan tắc thương cân, cân thương tắc hoàn, danh viết tiết, Hàm tắc thương cốt, cốt thương tắc nuy, danh viết khô. Khô tiết tương bác, danh viết đoạn tiết Kinh khí bất thống, vệ bất đồng hành, vinh vệ câu vi, tam tiêu vô sở ngự, tứ “thuộc đoạn tuyệt, thân thể luy sâu, độc túc thũng đai, hoàng hãn xuất, hình, lãnh, giả lệnh pháp nhiệt, tiện vì lịch tiết dã.

Dịch nghĩa:

Vị toan thì thương Cân, Cân bị thương thì hoãn, gọi là Tiết. Vị hàm thì thương Cốt, Cốt bị thương thì xụi, gọi là khô. Khô và Tiết tương bác gọi là đoạn Tiết. Vinh Khí không thông, Vệ Khí không vận hành một mình, Vinh Vệ đều yếu, Tam Tiêu không có gì chế ngự nó, bốn bên Khí Huyết không tới, thân thể gầy ốm, chỉ có chân là sưng to, đổ mồ hôi vàng, ống chân lạnh; giả như phát sốt thì là Lịch Tiết.

Từ trung khá chú:

Chua là vị của can, quá chua thì sẽ làm tổn thương cân, cân bó lấy xương mà lưu lợi, cân bị thương thì giãn lâu không co. Can khí không liễm, cho nên gọi là tiết. Mặn là vị của thận, quá mặn sẽ thương thận, thận do hóa phát mà bổ xung xương, thận hư thì thủy kiệt tinh hư, thận khí nuy bại cho nên gọi là khô. Can Thận là gốc con người, thận không vinh mà can không liễm mà gốc bị tiêu nguồn bị đứt đoạn nên gọi là đoạn tiết

Vưu tại kinh chú:

Đây cũng do tổn thương can thận do dùng thuốc tư bổ không điều độ. Khô và tiết liên kết nhau tức là gân xương đều bị tổn thương. Đoạn tiết là nói sinh khí không liên tục mà tỉnh thần có lúc vượt lên. Vinh không thông, nhân đó mà vệ không vận hành, bệnh tại âm mà liên cập tới dương, không thông không hành, không phải do ủng tắc mà thực ý tức là vinh vệ cạn kiệt. “Tứ thuộc” là tứ chi – vinh vệ là khí của con người, tam tiêu nhân khí từ cơm nước, mà tứ chi bẩm thụ khí của tam tiêu cho nên vinh vệ yếu thì tam tiêu không có khí để nuôi dưỡng tứ chi. Do chất tỉnh vi không hóa lên trên mà thân thể gầy gò, ẩm trọc một mình ở dưới mà làm cho chân sưng căng chân lạnh, ra mồ hôi vàng. Bệnh này giống lịch tiết, hoàng hãn nhưng thực ra không phải do thủy thấp gây bệnh. Cho nên nói can thận tuy hư chưa chắc đã thành lịch tiết. Bệnh hư không thể phát nhiệt, còn lịch tiết thì không phát nhiệt, cho nến nói nếu có phát nhiệt thì đó là lịch tiết, ở đây biên biệt hoàng hãn và lịch tiết.

Nhận xét:

Can chủ cân, thận chủ cốt, cân bị thương thì không eo mà giãn ra, cốt nuy thì tứ chi không vận động được. Can thận đều hư mà làm cho thấp đình trệ ở dưới làm chân sưng, cẳng chân lạnh. Nếu nhập vào đỉnh thì ra mô hôi vàng; nếu ở khớp xương thì cảm giác khớp xương đau nhức. Nếu có phát sốt thì đó lại là lịch tiết.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo