Kinh Văn 58 – Mạch Chứng Và Cách Chữa Bệnh Ngược (Sốt Rét) – Y Gia Quán

Kinh viết:

Sư viết: ngược mạch tự huyền, huyền sắc giả đa nhiệt, huyền trì giã đa hàn. Huyền tiểu, khẩn giả hà chi sai, huyền trì gia kha ôn chỉ huyền khẩn giả khả phát hãn, châm cưu dã, phù đại giả khả thổ chi. huyền sác giả phong phát dã, dĩ ẩm thực tiêu tức chỉ chi.

Dịch nghĩa:

Thầy nói: Mạch của bệnh sốt rét vốn là Huyền, Huyền Sác là Nhiệt nhiều, Huyền Trì là Hàn nhiều, Huyền Tiểu Khẩn cho Hạ thì bớt, Huyền Trì thì có thể dùng phép Ôn, Huyền Khẩn thì có thể Phát hãn hoặc Ôn châm, Phù Đại thì có thể cho Thổ, Huyền Sác là do Phong phát, dùng phép ăn uống và nghỉ ngơi để trị dứt nó

Vưu tại kinh chú:

Bệnh ngược là tà ở kinh thiếu dương, mạch huyền là mạch của kinh thiếu dương, có tà ở đó thì có mạch đó. Bộ vị của bênh là ở bán biểu bản lý, mà khí của bệnh ngược lúc nhiều lúc ít khác nhau, cho nên có lúc nóng nhiều, có lúc rét nhiều, có lúc ở lý nhiều có thể cho xổ hạ, có lúc ở biểu nhiều có thể cho phát hãn, cho gây nôn, có lúc phóng theo nhiệt xuất ra mà không thể dùng thuốc là có tan đi, phải tùy theo từng loại mạch mà chữa.

Từ trung khả chú:

Mạch đại là dương, mạch tiểu là âm, khẩn tuy là mạch của hàn, nhưng tiểu khẩn là hiện tượng của sự nhập vào trong mà thuộc âm. Bệnh thuộc âm không thể theo nhự biểu dùng phát tán cho nên phải cho tà hạ thì bệnh khỏi. Mạch trì là hàn, thì phải dùng phép ôn, Huyền khẩn không trầm là mạch hãn mà không phải mạch âm vì không phải âm cho nên dùng phát hãn, châm cứu, Bệnh ngược nói chưng mạch huyền, nếu thỉnh lình mạch phù đại, thì biết tà ở phần cao, ở cao thì dẫn nó lên và cho nó mửa ra cho nên dùng phép thổ

Dụ gia ngôn chú:

Trọng Cảnh đã nói mạch huyền sác làn nóng nhiều rồi lại thêm huyễn sác là phong phát. Thấy nóng nhiều mãi không hết thì sẽ sốt cao, sốt cao sẽ sinh phong, phong sinh ra thì can mộc lấn tỳ thổ mà truyền nhiệt sang vị, làm hao tân dịch Trường hợp này không thế chữa được bằng thuốc, mà phải đủng phương pháp ăn uống, nghỉ ngơi để đừng cái sốt nóng đó. Tiếc là dùng những thử sinh tân chỉ khát như Lê Trấp, nước mỉa để chữa.

Tào Dĩnh phủ chú:

Huyết nhiệt nội trướng cho nên mạch huyền sác mà nóng nhiều, thủy hàn ngoại thắng cho nên mạch huyền trì mà rét nhiều; chữa nóng nhiều dùng tiểu sài hể thang gia thạch cao, tri mẫu; chữa rét nhiều thì gia thêm can khương, quế chi.

Nhận xét:

“Ngược tật bất ly thiếu dương”, mạch của thiếu dương là mạch huyền, nên mạch của bệnh sốt ret thường là mạch huyền. Nhưng trên thực tế không đơn độc như vậy mà thường có kiêm mạch: huyền sác, huyền trì, huyền khẩn… cần phải phân biệt để chữa trị: mạch huyền sác nóng nhiều dùng bạch hổ gia quế chi thang, sài hỗ khứ bán hạ gia qua lâu thang; mạch huyền tiểu khẩn dùng phép hạ lấy miết giáp tiểu hoàn; mạch huyền trì thì dùng phép ôn sử đụng sài hồ quế chị can khương thang; mạch huyền khản thì phát hãn dùng mẫu lệ thang; mạch phù đại dùng phép thổ lấy thục tất tán.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo