Kinh Văn 61 – Mạch Chứng Và Cách Chữa Bệnh Ngược (Sốt Rét) – Y Gia Quán

Kinh văn:

Ôn ngược một giải kỳ mạch như bình, thân vô hàn, đan nhiệt cốt tiết đồng phiên thời ẩm bạch hổ gia quế chi thang chủ chi.

Chú thích:

  1. Ôn ngược: một loại bệnh ôn nhiệt do có tà khí ẩn nấp ở trong (mùa đông) đến mùa hạ cần phải khí nắng, nóng mà phát sinh, có các triệu chứng chính như: sốt trước, rét sau, hoặc rét ít sốt nhiều, khát nước thích uống nước nhiều, khớp xương đau, thường nôn mửa.

Dịch nghĩa:

Bệnh Ôn Ngược mạch như Bình, mình không lạnh chỉ có nóng, xương khớp nhức khó chịu, thỉnh thoảng ói, Bạch Hổ gia Quế Chi thang làm chủ.

Tào dĩnh phủ chú:

Bệnh ôn ngược là thái dương tiêu nhiệt hợp nhập dương minh chứng – khí của thái dương không tuyên thông thì nhiệt của dương minh không bị trừ cho nên trọng Cảnh dùng quế chi bạch hổ. Bên ngoài không bị thủy khí áp đảo, cho nên mạch không huyền, mình không rét mà nóng, khớp xương nhức phiên, cùng với mồi lưng thì nôn mửa, không rét nhưng nóng là chứng dương minh cho nên dùng bạch hổ, nhức xương phiền là chứng thái dương, cần dùng quế chi.

BẠCH HỔ GIA QUẾ CHI THANG PHƯƠNG

Tri Mẫu 6 lạng Quế Chi 2 lạng
Ngạnh Mễ 2 cáp Chích Thảo 2 lạng
Thạch Cao 1 cân đàm bọc vải
5 vị trên, dùng một đấu nước nấu gạo chín là được, uống ấm 1 thăng, ngầy 3 lần ra mồ hôi là khỏi bệnh.

Ý nghĩa phương thuốc:

Trong phương dùng bạch hổ thang để chữa chứng mình không rét mà nóng, còn khớp xương nhức phiền là có phục hàn tại gân cốt. Xương khớp nên dùng quế chi để ôn thông trục tà.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo