Kinh Văn 44 – Cách Chữa Chứng Bệnh Bách Hợp – Y Gia Quán

Luận viết:

Bách hợp (1) bệnh giả, bách mạch nhất tông tất trì kỳ bệnh dã. Ý dục thực, phúc bất năng thực thường mặc mặc, dục ngọa, dục hành bất năng hành, đục ẩm thực hoặc hữu mỹ thời, hoặc hữu bất dụng văn thực khứa thời như hàn vô hàn, như nhiệt võ nhiệt khẩu khổ tiểu tiện xích, chư được bất náng trị, đắc được tắc kịch thổ lợi, như hữu thần linh giả, thân hình như hòa, kỳ mạch vi sác mồi niệu thời đầu thống giả, lực thập nhật nãi đũ, nhược niệu thời đầu bất thông, tích nhiên giá tứ thập nhất dũ, nhược niệu khoái nhiên, đãn dầu huyền giả nhị thập nhất dù kỳ chứng hoặc vị nhiệt nhị dự kiến, hoặc bệnh tứ ngũ nhật nhi xuất, hoặc bệnh nhị thập nhật, hoặc nhất? nguyện ví kiến giải, các tùy chứng trị chi.

Chú thích:

1) Bách hợp bệnh: Một loại bệnh do tâm phế âm hư có triệu chứng trầm lặng ít nói, muốn ngủ không ngủ được muốn đi không đi được, muốn ăn không ăn được, giống như sốt như rét mà không phải sốt rét, tỉnh thần có lúc không yên, tự nói một mình, nóng trong, miệng đắng, nước tiểu đồ, mạch nhanh, gần giống với bệnh Histeria – Phương thuốc đặc biệt là bách hợp địa hoàng thang cho nên mới gọi là bệnh bách hợp.

Dịch nghĩa:

Luận rằng: Bệnh Bách Hợp, trăm mạch đồng một mối dẫn đến bệnh này. Ý muốn ăn lại không ăn được, thường im lặng, muốn nằm không nằm được, muốn đi không đi được, ăn uống có lúc biết ngon hoặc có lúc không thích nghe mùi đồ ăn, như lạnh mà không lạnh, như nóng mà không nóng, miệng đắng, tiểu tiện đỏ, các thuốc không trị được. Uống thuốc vào thì thổ lợi nhiều. Như có thần linh, mà thân mình như bình thường không bệnh, mạch hơi Súc. Mồi khi đi tiểu nhức đầu thì 60 ngầy khỏi. Nếu đi tiểu đầu không đau, chỉ ớn lạnh thì 40 ngầy khỏi. Nếu đi tiểu dễ dàng, chỉ đầu xây xẩm thì 20 ngầy khỏi. Chứng của nó hoặc khi chưa bệnh mà đã dự kiến; hoặc đã bệnh 4 – 5 ngầy rồi mới hiện ra; hoặc có khi bệnh 20 ngầy, hoặc 1 tháng sau mới thấy, tùy chứng của từng trường hợp mà chữa.)  

Sách y tông kim giám viết:

Sau tại bệnh thương hàn, dư nhiệt chưa giải, trăm mạch chưa hòa hoặc không chẩn đoán được các yếu tố bệnh, tình chí không thoải mái hoặc kinh sợ hoặc gặp cảnh ngộ đặc biệt mà làm cho tính thần và hình thể đều bị bệnh cho nên có các biểu hiện trên.

Trình lâm chú:

Đi tiểu mà đầu đau hoặc không đau, có thể biết tà ở nông hay sâu cho nên bệnh bách hợp đi tiểu xong đầu đau là tà ở sâu mà dương khí suy, nội suy thì tà nhập vào trong phủ thì sẽ đi vào não tủy, 60 ngầy bệnh khỏi. Nếu đi tiểu mà đầu không đau, ghê ghê lạnh, là tà còn ở ngoài bì phu cơ nhục, chưa nhập vào trong tạng phú, không những thế dương khí vị nhì thì 40 ngầy bệnh khỏi. Nếu đi tiểu người dễ chịu, đầu chỉ xây xẩm là tà ở nông, người để chịu tức là âm dương hòa sướng dinh vệ thông lợi, tạng phủ không bị tà xâm phạm bên ngoài không ghê đớn lạnh thì dương khí còn là viễn cố. Đầu xảy xẩm là do tà tại dương phận, dương thực không phải là tà dẫn đất, cho nên đầu không đau mà xây xẩm thì 20 ngầy bệnh khỏi.

Vưu tại kinh chú:

Trăm mạch qui về 1 mối. Đối với bệnh này nhất định là không có nó thì không phải là bệnh. Nhưng xét về chứng, ý muốn ăn mà không ăn được, thường trầm mặc tĩnh nhưng lại xáo động không nắm được, ăn uống có khi thấy ngon nhưng có khi không muốn ngửi để ăn. Nhưng có lạnh có nóng mà lại không thấy lanh, không thấy nóng. Dùng thuốc không chữa được, nếu uống thuốc thì sẽ nôn mửa, ỉa chảy mà thân hình lại bình hòa như không có bệnh. Đó toàn là hiện tượng lúc có, lúc không, không thể lấy đó làm căn cứ. Biết miệng đắng tiểu tiên đỏ, mạch hơi sác là thường hiện hữu, tại sao như vậy? Nhiệt tà tản mạn; chưa xung vào kinh, khí do tẩu vô định cho nên bệnh cũng tới lui vô định, nhưng mà biết bệnh nhiệt là vì nó hiện ở mạch, ở miệng và tiểu tiện là những dấu hiệu không thể che dấu được. Bàng quang là phủ của thái dương kinh mạch ở trên đi xuống đỉnh đầu ngoài ra đi tới bì phu nếu đi tiểu mà đầu đau là thái dương bị hư mà nhiệt khí nhân đó phát ra ớn lạnh và người dễ chịu là bệnh giả khí hư liền hồi phục lại ngay sau khi đi tiểu mà nhiệt khí kéo dài phải gặp âm mới giải, do đó bệnh nặng kéo dài 60 ngầy, lúc đó các âm mới tập hợp hết lại, mà làm tà khí khoái hư và bệnh khỏi. Tiếp theo là 40 ngầy bênh nhẹ hơn nữa thì 20 ngầy nhiệt giảm bớt mà bệnh cũng nhanh khỏi, bệnh này phần nhiều xảy ra trước hay sau khi mắc bệnh thương hàn hoặc nhiệt bệnh chưa phát bệnh mà dự kiến nhiệt khí động trước 40 ngầy sau khi bệnh hoặc sau 20 ngầy hoặc 1 tháng sau mới thấy đó là đi nhiệt không khử dư được mỗi trường hợp tùy theo các chứng mà chữa, như ở các đoạn văn sau.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo