Kinh văn 25:
Bao phúc trướng đại giả, vi dục giải, mạch như cố phản phục huyền giả, kính.
Dịch nghĩa:
Thình lình bụng trướng to là bệnh muốn giải. Mạch như cũ trái lại Phục Huyền làm Kính
Đường Dung Xuyên chú:
Bệnh Kính mà bụng trướng to là âm đến hòa dương, là bệnh muốn khỏi. Nếu sau phát hãn mạch lại như cũ như phục huyền là bệnh Kính bất giải (không khỏi).
Vưu tại Kinh chú
Ở đây nói về biến chứng của trường hợp phong đi rồi mà thấp còn lại ở đoạn văn trên.
Kinh văn 26:
Phu kinh mạch, án chỉ khẩn như huyền, trực thượng hạ hành.
Dịch nghĩa:
Phàm bệnh Kính, án thấy Khẩn như dây cung căng thẳng đi lên xuống.
Sách Mạch kinh viết:
Bệnh Kinh mạch phục linh (cứng) đi lên xuống thẳng băng.
Kinh văn 27:
Kính bệnh hữu cứu sang (1), nan trị.
Chú thích:
(1) Cứu sang: vết loét do cứu gây ra
Dịch nghĩa:
Bệnh Kính có vết loét do cứu thì khó chữa.
Sách ngọc khụ linh viết
Bệnh Kính có thể dùng cứu pháp, không hệt vào cấm kỵ cho nên có cứu tức là máu mủ lưu trở lâu tân dịch bị tiêu hủy nên khó chữa.
Vưu tại kinh chú
Có “cứu sang” là do máu mủ tẩm ngâm lâu ngầy, huyệt du không đóng.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y