Kinh Văn 1 – Mạch Chứng Tiên Hậu Bệnh Tạng Phủ Kinh Lạc – Y Gia Quán

  • Kinh viết:
    • Vấn viết: “Thượng công (1) trị vị bệnh (2) hà dã?
    • Sư viết: phu trị vị bệnh giả, kiến can chi bệnh, trị can truyền tỳ, dương tiên thực tỳ, tứ quý tỳ vượng (3) bất thụ tà tức vật bổ chi. Trung công (1) bất hiểu tương truyền, kiến an chi bệnh, Bổ dụng toan, trợ dụng tiêu khổ (4), ích dụng cam vị chi dược điều chi. Toan nhập can, tiêu khổ nhập tâm, cam nhập tỳ, tỳ năng thương thận (5) thận khí vị nhược tấc thủy bất hành, thủy bất hành tắc tâm hỏa khí thịnh tắc thương phế, phế bị thương tắc kim khí bất hành tắc can khí thịnh, tắc can tự dũ (6), thử trị can bổ tỳ chi yếu diệu dã. Can hư tắc dụng thử pháp. thực tắc bất tại dụng chi kinh viết ” Hư hư thực thực, bổ bất túc, tốn hữu dư” (7) thị kỳ nghĩa dã dư tạng chuẩn thử.
  • Chú thích:
    1. Thượng công: là thầy thuốc bậc cao kiến, danh sư, trung công là thầy thuốc bậc vừa.
    2. Vị bệnh: là lúc chưa phát bệnh
    3. Tứ quý tỳ vượng: Là tỳ vượng vào cuối thời kỳ tứ qúy và mùa trưởng hạ ( cuối hạ đầu thu). Tứ qúy vượng là căn cứ theo học thuyết ngũ hành phối hợp với ngũ tạng và tứ thời.
    4. Tiêu khổ: Khét đắng
    5. Tỳ năng thương thận là căn cứ học thuyết ngũ hành sinh khắc phối hợp với ngũ tạng mà suy ra tức là tỳ thổ khắc thận thủy.
    6. Tự dũ: Là khỏi bệnh
    7. Hư hư thực thực, bổ bất túc, tổn hữu dư theo nạn kinh 81: không làm thực thêm chỗ đã thực, hư thêm chỗ đã hư, tổn hại chỗ không đủ, bổ ích chỗ có thừa đó là chỉ vào hư thực vốn có của bệnh tật.
  • Dịch nghĩa:
    • Hỏi rằng: Bậc Thượng công trị ‘vị bệnh’ là nào?
    • Thầy bảo rằng: Trị ‘vị bệnh’ nghĩa là thấy bệnh ở Can, biết rằng Can sẽ truyền cho Tạng chưa bệnh là Tỳ. Nên trước phải làm cho Tỳ mạnh lên.
      • Bốn tháng Quí Tỳ vượng không thọ Tà, chớ nên bổ nó.
      • Bậc Trung công không hiểu lệ tương truyền, thấy Can bệnh không giải bằng cách làm cho Tỳ mạnh lên mà chỉ trị ở Can.
      • Phàm trị bệnh của Can, bổ nó dùng vị chua, trợ nó dùng vị đắng khét, ích nó dùng vị ngọt để điều hòa. Vị chua vào Can, đắng khét vào Tâm, ngọt vào Tỳ.
      • Tỳ có thể làm tổn thương Thận, Thận Khí suy yếu thì Thủy không hành, Thủy không hành thì Hỏa Khí của Tâm thịnh lên làm tổn thương Phế. Phế bị tổn thương thì Kim Khí không hành, Kim Khí không hành Can Khí thịnh lên, bệnh của Can tự hết. Đó là diệu pháp trị Can bằng cách bổ Tỳ. Can hư dùng phép này, còn Can thực thì không dùng.
      • Kinh nói: không được làm hư thêm cái đã hư, làm thực thêm cái đã thực ; nhưng phải bổ chỗ không đủ, Tà bớt chỗ có thừa, là như thế. Các Tạng còn lại suy theo cách đó mà chữa.
  • Vưu tại kinh chú:
    • Tố vấn nói khi tà khí xâm nhập vào cơ thể, nó sẽ truyền biến theo vòng tương khắc, can chủ mộc mà khắc tỳ thổ, Cho nên biết can bị bệnh sẽ truyền sang tỳ làm cho tỳ mạnh lên (thực tỳ) và trợ cho khí vượng lên để không thụ tà, cho “nên gọi là trị lúc chưa có bệnh. Nếu không biết điều đó mà chữa vào can, thì bệnh can chưa khỏi mà bệnh tỳ đã phát. Đó chính là việc làm của thượng công mà. Bệnh của can dùng vị chua để bổ, can bất túc thì dùng bản vị của nó mà bổ ích cho nó. Đây là điều khác với nội kinh dùng chất cay để bổ can. Can thể âm dụng dương dùng chất cay trị cho các tác dụng của nó, dùng vị toan là để thêm cho các thể của nó. Tuy cách nói khác nhau, nhưng về lý luận thì giống nhau dùng chất khét đắng để trợ cho nó theo sách thiên kim phương gọi là tâm vượng thì khí của tâm tồn bởi khí của can. Dùng thuốc có vị ngọt để điểu hoà nó. Đó là cái mà Việt nhân gọi là tổn bớt cần, hoãn bớt trung. Từ câu “toan nhập can” đến 15 câu sau đó nghĩ không phải là nguyên văn của Trọng Cảnh mà đó là lời chú thích của người đời sau. Bởi vì Trọng Cảnh chữa can bổ tỳ cốt yếu là thực tỳ (là tỳ mạnh lên) mà không thụ tà của can chứ không phải bổ tỳ để làm tổn thương thận để dùng hoá khắc hại kìm. Quả vậy cái còn nguyên thì ít mà cái tổn thương thì nhiều tỳ được bổ mà phế tự vượng. Thận bị tổn thương tất nhiên sẽ làm hư con của nó đâu phải cơ chế kim làm mạnh mộc?
      • Xét kỹ ý của câu nói từ câu thấy can bị bệnh tới 9 câu dưới là trả lời về thượng công trị vị bệnh, 3 câu “dùng chất ngọt để bổ” đó không phải xuất phát từ phép chỉnh trị can hư. Can hư thì dùng phép này, can thực thì không dùng. Tạng bệnh dùng tạng hư là nó thực tà mà tạng thực thì không thực tà. Tà của tạng chỉ có trường hợp tạng thực thì mới thấy truyền. Do đó chữa can thực, trước tiên phải thực tỳ để khỏi mắc họa phức tạp. Trị can hư bổ trực tiếp vào can, đề phòng mồi lấn át từ bên ngoài. Đó là Trọng Cảnh nêu ra yếu chỉ cả hư và thực.
    • Y tông kim giám viết: Bậc trung công không hiểu rõ hư thực, đã hư lại” tà làm cho hư thêm, đã thực lại bổ làm cho thực thêm nghĩa là ở chỗ đó. Bậc thượng công hiểu rõ hư thực, bổ cái bất túc và bỏ cái hữu dư ý nghĩa là như vậy.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo