TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam 37 tuổi.
Triệu chứng
Đau ngực dữ dội.
Bệnh sử
4h trước bệnh nhân đau ngực nhiều, lan lên tay trái kèm theo khó thở và vã mồ hôi. Đau ngực đỡ sau dùng opiates tại viện.
ECG ghi 24h sau khi khởi phát triệu chứng.
Tiền sử
+ THA chẩn đoán cách đây 2 năm
+ Hút thuốc (15 bao/năm).
Khám
Mạch: 60 bpm, đều.
HA: 166/102 mmHg.
JVP: Không nổi
Tim phổi bình thường
Không phù ngoại vi.
Xét nghiệm
CTM: Hb 15.3, B.CẦU 9.8, T.cầu 271.
U&E: Na 139, K 4.0, Urea 5.8, Creatinine 81.
XQ ngực bình thường.
Troponin I: Tăng 11.1 (Sau 12h).
Creatine kinase: Tăng 532 (Sau 12h).
Siêu âm tim: Giảm vận động thành dưới-bên thất trái, EF 50%.
Câu hỏi:
1. Bất thường trên ECG?
2. Chẩn đoán?
3. Điều trị?
ĐÁP ÁN
Phân tích ECG:
Tần số: 60 bpm
Nhịp: Nhịp xoang
Trục QRS: Bình thường (+73°)
Các sóng P: Bình thường
Khoảng PR: Bình thường (140 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (100 ms)
Các sóng T: Đảo ngược sóng T ở chuyển đạo II, III, aVF, V5–V6 và sóng T hai pha ở chuyển đạo V4
Khoảng QTc: Bình thường (420 ms)
Trả lời:
1. ECG này có T âm ở chuyển đạo dưới và bên (chuyển đạo II, III, aVF, V5–V6, và T 2 pha ở V4).
2. ECG có hội chứng vành cấp không có ST chênh lên ở chuyển đạo bên và dưới (NSTEACS).
Tăng troponin I và creatine kinase lxác nhận có tổn thương cơ tim, do đó chẩn đoán NSTEMI thành dưới- bên. ở bệnh nhân men tim không tăng sau 12h khởi phát đau ngực có thể loại trừ tổn thương cơ tim và chẩn đoán đau thắt ngực không ổn định.
3. Điều trị ban đầu với NSTEACS bao gồm:
● Aspirin
● Clopidogrel
● Heparin
● Beta blocker
● Nitrates
● Statin
● Oxygenvà giảm đau
Bệnh nhân nguy cơ cao có thể cần dùng thuốc ức chế glycoprotein IIb/IIIa. Bệnh nhân có thể cần chụp mạch vành cấp cứu đánh giá tình trạng mạch vành.
Bình luận:
• ECG cấp cứu với những bệnh nhân đau ngực. hội chứng vành cấp (ACS) có thể chia làm 2 loại, loại có ST chênh lên (STEACS) và không có ST chênh lên (NSTEACS). ECG của bệnh nhân có NSTEACS với ST chênh xuống, T âm hoặc bình thường.
• Chẩn đoán phân biệt T âm gồm:
+ Thiếu máu cục bộ cơ tim.
+ Nhồi máu cơ tim.
+ Phì đại thất dạng tăng gánh.
+ Ngộ độc digoxin.
• T âm là bình thường ở aVR và V1, và là biến thể bình thường ở 1 số bệnh nhân trong chuyển đạo V2, V3 và III. T âm có thể bình thường ở aVL nếu sau nó là QRS âm.
• Vị trí thiếu máu cục bộ trên ECG có thể gợi ý vùng cơ tim bị ảnh hưởng:
V1–V4: Trước.
I, aVL, V5–V6: Bên.
I, aVL, V1–V6: Trước.
V1–V3: Trước vách.
II, III, aVF: Dưới.
I, aVL, V5–V6, II, III, aVF: Dưới-bên.
• Điều quan trọng là phải đánh giá nguy cơ rủi ro dựa trên thang điểm TIMI hoặc GRACE.
Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y