Huyệt Thượng Liêm – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • “Thượng” có nghĩa là cao hơn hay ở trên
    • “Liêm” có nghĩa là góc nhà, lề hay mép của hình thoi
    • Khi khuỷu tay gập cong lại tạo nên sự lồi lên của cơ xuất hiện tại vị trí này dưới dạng như hình thoi ở phía dưới nên gọi là Hạ Liêm. Huyệt này nằm trên huyệt Hạ Liêm 1 Thốn nên gọi là Thượng Liêm (mép lề trên của hình thoi)

 

  • Thuộc kinh: Thủ dương minh đại trường

 

  • Tên khác: Thử Thượng-Liêm

 

  • Vị trí:

     

    • Dưới huyệt Khúc Trì 3 thốn, huyệt nằm trên đường nối của Dương Khê và Khúc Trì. Khi điểm huyệt gập 1 bên cổ tay vào khuỷu tay

 

  • Giải phẫu, thần kinh:

     

    • Dưới huyệt là bờ sau cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ quay 1. cơ ngửa ngắn và xương quay
    • Thần kinh vận động cơ do các nhánh của dây quay
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6

 

  • Công năng: Sơ thông kinh lạc, thông điều phủ khí

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ: Chấn thương
    • Theo kinh: Liệt chi trên,
    • Toàn thân: Sôi ruột, đau bụng, tê tay tê chân

 

  • Phương pháp châm cứu:

     

    • Châm: Thẳng, sâu 1-2 thốn
    • Ôn cứu: 5-20 phút

 

  • Tham Khảo:

     

    • <Giáp Ất> quyển thứ 9 ghi rằng: “Tiểu tiện vàng, ruột sôi dùng huyệt Thượng Liêm làm chủ”
    • <Đại Thành> quyển thứ 6 ghi rằng: “Huyệt Thượng Liêm chủ trị về tiểu tiện khó màu vàng hoặc đỏ, sôi ruột, đau ngực, liệt nửa người, lạnh xương tủy, tay chân mất cảm giác, suyễn, khí trệ ở Đại Trường, nhức đâm trong đầu”
    • <Đại Thành> Quyển thứ 8 ghi rằng: “Cánh tay tê mất cảm giác dùng các huyệt Thiên Tỉnh, Khúc Trì, Ngoại Quan, Kinh Cừ, Chi Câu, Uyển Cốt, Thượng Liêm, Hợp Cốc”

 

  • Phối huyệt:

     

    • Phối Khúc Trì, Hợp Cốc trị tê mất cảm giác đau mỏi chi trên

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo