Tính vị:
– Tính: Ôn
– Vị: Tân
Quy kinh:
Tâm, Phế, Thận.
Công năng:
1- Tán Hàn giải biểu.
2- Khứ phong chỉ thống.
3- Khai khiếu thông bế
4- Ôn Phế hoá đàm.
5- Hoạt lạc thông tý.
Phân tích:
Vị thuốc này tân thì tán, ôn thì thông, hương thơm thì luồn lách, có thể đi được từ biểu vào lý, chẳng những tán được hàn tà ở biểu mà còn trừ được hàn tà ở lý, sở trường về chỉ thống cho nên là vị thuốc quan trọng trị các chứng nhức đầu thuộc kinh thiếu âm, ngoài ra còn có công năng ôn phế hóa ẩm.
Liều dùng:
Trung bình 1-3g. Người xưa khuyến cáo khế tân không dùng quá 1 tiền (tức 3,125g), tuy nhiên trên lâm sàng có trường hợp dùng Tế tân dùng đến 6-9g (trường hợp dùng liều cao nên cân nhắn kỹ trước khi dùng!!!)
Bào chế:
– Lôi Công: Cắt bỏ đầu cuống, ngâm nước vo gạo một đêm, phơi khô dùng.
– Việt Nam: Rửa sạch, thái đoạn 2-3 cm, phơi trong râm cho khô. Có thể tán bột, ngâm rượu xoa bóp chữa đau răng.
Bảo quản:
Nơi khô ráo, tránh nóng.
Kiêng kỵ:
– Khí hư hữu hạn.
– Huyết hư thật thống.
– Âm hư khái thấu.
So sánh dược:
– Tế tân, Tân di: Tế tân có thể thông được khí toàn thân, nhưng thiên vào 2 kinh Tâm, Thận. Tân di chủ yếu thông khí ở thượng tiêu, khi phối hợp với các vị thuốc như Tang chi, Quế chi, Tùng tiết cũng có thể thông lợi khớp xương.
– Tế tân, Độc hoạt: Tế tân sở trường sưu tầm phong hàn ở huyết phận Can, Thận. Độc hoạt sở trường sưu tầm phong tà ở khí phận Thận kinh.
Phương thang ứng dụng:
– Ma Phụ Tế tân thang
– Đinh thống tán
– Thông quan tán
– Linh Cam Ngũ vị cương tânthang
– Tam tý thang
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y