Kinh Văn 45 – Cách Chữa Chứng Bệnh Bách Hợp – Y Gia Quán

Kinh văn:

Bệnh Bách Hợp, sau khi Phát Hãn dùng Bách Hợp Tri Mẫu thang làm chủ

Sách y tông kim giám viết:

Bệnh bách hợp không nên phát hãn mà lại phát hãn thì bệnh sẽ không khỏi mà còn bị phiền táo dùng bách hợp trị mẫu thang để chữa nó còn tác dụng vừa thanh vừa nhuận.

Vưu tại kinh chứ: Người ta có trăm mạch như đất có nhiều mạch nước. Các mạch nước đều chạy ra biển, thì trăm mạch trong cơ thể cũng truyền phục về phế vì vậy mà không tự trăm mạch trong cơ thể tự vào phế.

BÁCH HỢP TRI MẪU THANG PHƯƠNG

Bách Hợp  7 cái Tri Mẫu 3 lạng

Trước dùng nước rửa Bách Hợp, ngâm 1 đêm cho ra bọt trắng, bỏ nước đi. Lấy riêng nước suối  2 thăng nấu Bách Hợp lấy 1 thăng, bỏ bã, lấy riêng 2 thăng nước suối nấu Tri Mẫu còn lại 1 thăng, bỏ bã. Sau đó hiệp 2 nước lại, cô còn 1 thăng 5 cáp, chia uống ấm 2 lần.

Ý nghĩa phương thuốc:

Bách hợp vị ngọt, hơi đắng, tính bình, sắc trắng nhập vào phế, trị tà khí, bổ hư thanh nhiệt Do đó trong phương làm chủ được. Trí mẫu vị đắng tính nhuận có tác dụng thanh nhuận, cho nên dùng để phục hồi lại tân dịch bị tổn thương do phát hãn.

Nhận xét:

Phế chủ bì mao, nếu phát hãn thái quá thì phế dịch do tiết ra ngoài bì mao mà làm thủy ở thượng nguồn (phế là nguồn trên của thủy) bị kiệt thì tất nhiên sẽ gây táo, phế táo thì không tự khai bách mạch mà bách mạch đều bị bệnh. Phát hãn làm thương phế âm cho nên chữa bệnh này dùng bách hợp tri mẫu thang để tư dưỡng phế âm sinh tân

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo