Huyệt Trung Phủ – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • “Trung” có nghĩa là trung khí, khí giao ở giữa, hay nói khác hơn là khí của trời đất. Nó lại chỉ trung gian giữa tạng phủ và trung tiêu.
    • “Phủ” có nghĩa là tụ lại, là nơi khí của kinh này đổ về
    • “Trung Phủ” có ý nói khí của trời đất tích tụ lại ở trong ngực.
    • Huyệt này là nơi của hai kinh Phế và Tỳ cùng đổ về quy tụ lại ở đây, để tạo thành huyệt khởi đầu cho kinh này, do đó có tên là Trung Phủ (Lâu đài trung tâm)
    • Dương Thượng Thiện trong “Hoàng đế nội kinh minh đường” ghi rằng “Huyệt Trung Phủ, Phủ nghĩa là tụ, Tỳ và Phế hợp khí lại ở nơi huyệt này cho nên gọi là Trung Phủ”

 

  • Thuộc kinh: Thủ thái âm phế

 

  • Tên khác: Phủ Trung Du, Ưng Dung, Ưng Trung Du

 

  • Vị trí: Ở vùng ngực trước, ngang mức khe gian sườn thứ nhất, phía ngoài hố dưới đòn, cách đường trước giữa phía ngoài 6 thốn.

 

  • Giải phẫu, thần kinh:

     

    • Dưới da là cơ ngực lớn, cơ ngực bé, cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 2.
    • Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực lớn, dây thần kinh ngực bé, dây thần kinh răng to của đám rối thần kinh nách và dây thần kinh gian sườn 2.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4

 

  • Đặc tính:

     

    • Huyệt mộ
    • Huyệt hội của kinh thủ thái âm Phế và kinh túc thái âm tỳ

 

  • Công năng: Thanh tuyên thượng tiêu, sơ điều phế khí, hành khí thư cân.

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ, theo kinh: Đau vai, viêm quanh khớp vai, Ho, hen suyễn tức ngực, đầy căng phế, nôn ngược.

 

  • Phương pháp châm cứu:

     

    • Châm: Xiên, hướng mũi kim ra ngoài lên trên, sâu 0.5-1 thốn, có cảm giác căng tức tới trước ngực, có khi tê lan tới chi trên
    • Cứu: 3-5 lửa
    • Ôn cứu: 5-10 phút

 

  • Tham khảo:

     

    • Trong "Giáp ất kinh" gọi huyệt Trung phủ, với tên Ưng-trung du, là mộ huyệt của Phế kinh.
    • <<Tố vấn – Thích cấm luận>> ghi rằng: "8 huyệt: Đại trừ, Ưng du, Khuyết bồn, Bối du có tác dụng tả nhiệt ở trong khoang ngực".
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: "Bộ phận Phế đau gấp, trong ngực đau, sợ lạnh đầy tức ngực, áy náy lo lắng không vui, hay nôn ra chất đắng như mật, trong ngực nóng, suyễn, khí nghịch lên, khí cùng đi theo gây nhiều đờm dãi, không thở được, đau ở vai lưng do phong, ra mồ hôi, sưng mặt bụng, ăn vào nghẹn nuốt không trôi, sưng tắc cuống họng, thở rút vai, phế khí trưởng đầy gây suyễn tức ngực, đau ê xương da, khi sốt khi lạnh bồn chồn nóng nảy, thì chọn huyệt Trung phủ để chữa".
    • <<Thiên kim>> quyến thứ 17 ghi rằng: "Khí bôn đôn chạy lên chạy xuống trong bụng, đau xuyên tới thắt lưng thì cứu huyệt Trung phủ 100 lửa"
    • <<Thiên kim>> quyến thứ 18 ghi rằng: "Ho khi nghịch lên, khi ngắn, đầy tức khí ăn không xuống. Cứu nơi mộ huyệt của Phế 50 lửa".
    • <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: "Trung phủ chủ về sình bụng, sưng tay chân, ăn không xuống, khó thở đầy tức ngực, đau vai lưng, nôn pe, ho ngược, bộ phận phế đau gấp, khi sốt khi lạnh do Phế, trong ngực sợ sệt, nôn ngược do dởm nhiệt, ho khạc ra đờm dãi, phong ra mồi hôi, da đau mặt húp, thiếu khí không nằm được, thương hàn nóng trong ngực, lao lây truyền, bướu cổ".
    • <<Đồ dực>> ghi rằng: "Suyễn, cứu huyệt Trung phủ, Vân môn, Thiên phủ, Hoa cái, Phế du".
    • <<Bách chứng phú>> ghi rằng: "Đầy tức ngực lại kèm nghẹn tắc, dùng huyệt Trung phủ, Đầy tức ngực lại kèm nghẹn tắc, dùng huyệt Trung phủ, Ý xá để hành khí".
    • <<Giáp Ất>> ghi rằng Trung phủ là Mộ huyệt của Phế.
    • "Hoàng đế nội kinh minh dưỡng" tác giả Dương Thượng Thiện ghi rằng Trung phủ là Hội huyệt của Thủ, Túc Thái âm.
    • Trên lâm sàng thực tiễn chứng minh rằng, huyệt này có thể ngoài việc trị liệu được chứng ho dây tức vùng ngực của kinh này, nó lại còn có thể trị được các chứng bệnh của Tỳ làm cho Tỳ khôi phục chức năng tiện vận giúp ăn ngon, căng trướng bụng. Ngoài ra, huyệt này còn có giá trị tham khảo thêm trong việc chẩn đo án lao phổi, đồng thời đây cũng là một trong những huyệt chính để trị lao phổi.

 

  • Phối huyệt:

     

    • Huyệt quan trọng để chẩn đoán suy nhược thần kinh.
    • Theo thiên ‘Điên Cuồng’ (Linh Khu 22): Nếu ấn ngón tay trên những huyệt Trung Phủ (LU1), Vân Môn (LU2) và Phế Du (BL13) bệnh nhân cảm thấy khí nghịch lên, và nếu ấn mạnh hơn sẽ cảm thấy dễ chịu. Chứng minh rằng do rối loạn vận hành, biến nên điên cuồng. Vì thế, nếu rối loạn khí kèm theo bụng trướng, bụng sôi, ngực đè ép khó thở, phải châm 3 huyệt này.

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo