- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Thượng” có nghĩa là trên, ở đây là phần trên của chân. “Cự” có nghĩa là lớn lao.
- “Hư” có nghĩa là chỗ trống.
- Huyệt ở giữa xương mác và xương chày, có một khe hổng lớn nên gọi là “Cự hư”. Huyệt nằm trên Cự hư Hạ-liêm cho nên gọi là Cự hư Thượng-liêm hoặc Thượng Cự-hư (chỗ trống lớn ở trên).
- Có người cho rằng, đây là Hạ hợp huyệt ở dưới của kinh Đại trường (Cự ở đây có nghĩa là Đại trường) và biểu hiện sự ứ trệ hay nghẽn tắc ở trường vị gây ra làm rối loạn sự đi lên của khí, làm ra chứng tê cứng ở ngực. Châm vào huyệt này có thể điều chỉnh lại sự lưu thông cho kinh khí bình thường, xua tan tà khí và làm tiêu tan ứ huyết, như vậy sẽ làm giảm bớt sự tê cứng và thanh khí ở lồng ngực nên có tên là Thượng Cự-hư (khoảng trống lớn ở trên).
- Vị trí:
- Huyệt Ngoại Tất-nhãn thẳng xuống 6 thốn, mào trước xương chày ngang ra 1 khoát ngón tay, huyệt giữa xương chày và mác.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là bờ ngoài cơ cẳng chân trước, bờ trong cơ duỗi chung các ngón chân, khe giữa xương chày và mác.
- Thần kinh đi từ tiết đoạn thắt lưng 4 – cùng 1. Lớp nông có dây thần kinh da bắp chân ngoài, lớp sâu có dây hông khoeo trong di qua.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày trước.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
- Đặc tính: “Hạ hợp huyệt” của Vị và Đại trường.
- Công năng:
- Lý trường hòa vị, thông trường hóa trệ, sơ kinh điều khí, thanh thấp nhiệt.
- Chủ trị:
- Tại chỗ, theo kinh: Đau nhức ống chân, bại xuội.
- Toàn thân: Đau bụng, sình bụng, ỉa chảy, viêm ruột thừa, viêm ruột, viêm dạ dày, lỵ.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng, hướng hơi về phía xương chày, sâu 1 – 2 thốn, có cảm giác như điện giật lan xuống mu bàn chân – Xiên, châm xuống dưới sâu 2 – 3 thốn có cảm giác căng tức lan xuống mu bàn chân, có khi lan tới đầu gối.
- Cứu: 5 – 15 phút.
- Ôn cứu: 10 – 30 phút.
- Tham khảo:
- <<Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình>> ghi rằng: “Bệnh của Đại trường làm cho đau thắt trong ruột đồng thời sôi lên ồ ồ. Nếu gặp mùa đông, bị trùng cảm bởi hàn khí thì sẽ bị chứng tiêu chảy, đau ngay ở rốn, không đứng lâu dược, cùng một chứng hậu với vị, nên chọn huyệt Cự hư Thượng-liêm để trị”.
- <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Ngực sườn đầy tức, sợ tiếng ồn, dùng huyệt Cự hư thương liệu làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Đại trường có nhiệt, sôi ruột đau bụng, đau hai bên rốn, ăn không tiêu, suyễn, không đứng thẳng lâu được, dùng Cự hư Thượng-liêm làm chủ”.
- <<Giáp Ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: “Nổi cuồng chạy bậy, dùng Cư-hư Thượng liêm làm chủ”.
- <<Thiên kim>> quyến thứ 19 ghi rằng: “Đau nhức trong xương tuỷ, cứu Thượng liêm 70 lửa”.
- <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Thượng Cự Hư chủ về tạng khí bất túc, liệt nửa người, đau nhức ống chân, lưng đôi tay chân tê, ống chân đau ê co duỗi khó, không đứng lâu được, xương tủy đau lạnh, Đại trường lạnh, ăn không tiêu, ta chảy ra thức ăn, suy nhược, đau bụng rốn hai bên sườn, đau thắt trong ruột, ruột sôi, suyễn khó thở khó đi, đứng lâu khó khăn, thương hàn nhiệt trong vị”.
- Huyệt này là “Hạ hợp” huyệt của Đại trường.
- Theo “Linh khu – Bán du” và “Giáp ất” còn gọi huyệt này là Cự-hư Thượng-liêm.
- <<Các châm cứu gia Thượng Hải, Trung Quốc>>: Trong bệnh viêm ruột thừa, quan sát vùng đau ở gần huyệt Thượng Cự Hư, thấy khi ruột thừa đang bị viêm thì có điểm đau, khi ruột thừa hết viêm thì điểm đó hết đau.
- Phối huyệt:
- Phối Cự hư Hạ liêm trị ỉa chảy phân sống (Đại thành).
- Phối Thiên Khu trị viêm ruột, trị lỵ trực trùng.
- Phối Đại trường du trị phù thũng. Phối Chi câu trị táo bón.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y