- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Thiên” có nghĩa là phần trên của cơ thể. Thiên đối với Địa.
- “Khê” có nghĩa là khe, giòng nước trong núi không thông ra đâu gọi là khê.
- Huyệt này ở một bên huyệt Thiên trì và cách huyệt này 1 thốn. Châm vào đó thúc đẩy được dòng sữa chảy. Ở đây dòng chảy của sữa được so sánh như một con suối thiên nhiên của trời đất nên gọi là Thiên khê (suối trời)
- Vị trí:
- Giữa xương sườn 4. Cách đường giữa ngực 6 thốn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là bờ dưới cơ ngực to, phin gân cơ chéo to của bụng và cơ răng cưa to, các cơ gian sườn 4. Dưới nữa là phổi
- Thần kinh vận động cơ là dây ngực to và dây gian sườn 4.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T4.
- Chủ trị:
- Tại chỗ: Viêm tuyến vú, đau dây thần kinh sườn.
- Toàn thân: Viêm khí quản, suyễn, nấc cụt.
- Phương pháp châm cứu:
- Châm: Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
- Cứu: 5 lửa.
- Ôn cứu: 5 – 20 phút.
- Chú ý: Bên dưới là phổi cấm châm sâu.
- Thao khảo:
- <<Thiên kim>> ghi rằng: “Thiên khê, Hiệp khê trị ung nhọt vú lở vú”.
- <<Ngoại đài>> ghi rằng: “Thiên khê trị đau đầu ở trong ngực, sưng vú, họ nghịch khí lên, trong họng có tiếng kêu”.
- <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiên khê chủ về đau đầy trong ngực, ho ngược khí lên, trong họng có tiếng kêu, phụ nữ ung nhọt sưng lở ở vú.
- Phối huyệt:
- Phối Trung phủ trị nôn mửa, thượng khí (Tư sinh)
- Phối Hiệp khê trị sưng vú, mụt nhọt vú (Tư sinh).
- Phối Nội quan, Xích trạch, Chiên trung, Thiên đột trị đau ngực.
- Phối Thiên phủ trị nôn, khí xốc ngược lên.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y