- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Phục” có nghĩa là nằm phục xuống . hay núp dấu.
- “Thố” có nghĩa là con thỏ.
- Khi chân duỗi thẳng ra, có một chỗ nhô lên xuất hiện nơi hệ thống cơ ở đùi trước trông giống như một con Thỏ nằm phục xuống núp ở đây. Do huyệt nằm trên chỗ nhô lên này mà có tên là Phục thố (Thỏ núp).
- Vị trí:
- Khi điểm huyệt nằm ngửa, nổi góc trên ngoài xương bánh chè với huyệt Bễ quan. Huyệt ở điểm cách góc trên phía ngoài xương bánh chè 6 thốn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là bờ ngoài cơ thẳng trước, bờ trong cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa. Xương đùi
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L3
- Chủ trị:
- Tại chỗ, theo kinh: Tê liệt hạ chi, bại xuôi, viêm khớp gối.
- Toàn thân: Phong mề đay.
- Ôn cứu: 5 – 15 phút.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng, sâu 1.5 – 2.5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi chạy xuống vùng gối.
- Cứu: 3 – 5 lửa.
- Tham khảo:
- <<Thiên kim>> quyến thứ 7 ghi rằng: “Hệ cước khi bước đầu mới bị, yếu chân nên cứu Phục Thố, Độc tỵ, Tất nhãn và Tuyệt cốt”
- <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Phục Thố chủ trị về lạnh đầu gối, đau xương, nổi cuồng, tay chân co rút, mình nổi ban dưới da, bụng căng, khí ít, đầu nặng, cước khí, các bệnh phụ khoa”.
- Phối huyệt:
- Phối Mại bộ, Phong thị. Lăng Hậu-hạ trị chi dưới tê dại hoặc bại xuôi.
- Phối Thận du, Hoàn khiêu, Ủy trung, Dương Lăng Tuyền, Tam âm giao trị liệt hạ chi, bại bán thân.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y