- Ý nghĩa tên huyệt:
- Phúc” ở đây chỉ đến bụng.
- “Kết” có nghĩa là sự ứ đọng.
- Huyệt chủ yếu biểu hiện sự ứ đọng khí trong bụng và ngực, hay nói khác hơn sự ứ đọng của khí tấn công lên Tâm gây đau quanh rốn, ho, ỉa chảy, nên gọi là Phúc kết (Khí kết tụ ở bụng).
- Tên khác:
- Phúc quật, Trường quật, Dương quật, Trường kết.
- Vị trí:
- Huyệt là nơi gặp nhau của đường dọc qua núm vú và đường ngang qua Nhâm mạch ở dưới rốn 1 thốn (Có sách lấy trên huyệt Phủ xá 3 thốn, do từ Nhâm mạch ra mỗi bên 3.5 thốn).
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cơ chéo to của bụng, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là Đại trường lên hay xuống
- Thần kinh vận động cơ do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T12 hoặc T11.
- Chủ trị:
- Tại chỗ, Theo kinh: Đau quanh rốn, đau bụng ỉa chảy, đau do thoát vị.
- Phương pháp châm cứu:
- Châm: Thẳng, sâu 1.5 thốn.
- Cứu: 5 lửa.
- Ôn cứu: 10 – 20 phút.
- Chú ý:
- Có thai không nên châm cứu.
- Thao khảo:
- <<Thiên kim>> ghi rằng: “Phúc kết trị đau quanh ở vùng rốn, thức lên tim”.
- <<Đồng nhân>> ghi rằng: “Phúc kết trị đau quanh rốn, đau xốc ngược lên tim, bụng lạnh tiểu nhiều, họ xốc”.
- <<Tư sinh>> ghi rằng: “Phúc kết, Hành gian trị đau xốc lên tim”.
- Theo “Giáp ất” ghi huyệt này còn có tên là Phúc quật, “Thiên kim dực” ghi là Trường kết.
- Phối huyệt:
- Phối Tam lý trị ỉa chảy, kiết lỵ.
- Phối Nội quan trị co thắt dữ dội ở dạ dày.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y