- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Phúc” có nghĩa là bụng.
- “Ai” có nghĩa là đau thương ai oán, cũng còn có ý yêu thương che chở.
- Phúc ai là chỉ về vùng bụng bọc lấy trường vị, là nơi cư ngụ của Thổ khí, cầu thêm sự yêu thương che chở để tránh trong bụng đau đớn, huyệt lại chữa được bệnh trong bụng đau đớn có hiệu quả nên gọi là Phúc ai.
- Tên khác:
- Phúc kết, Trưởng quật, Trường quật, Dương quật, Trưởng ai.
- Vị trí:
- Huyệt là nơi gặp nhau của đường dọc qua núm vú và đường ngang qua huyệt Kiến lý (trên rốn 3 thốn). Có sách lấy trên huyệt Đại hoành 3 thốn, từ Nhâm mạch đo ra 3.5 thốn).
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cơ chéo to của bụng, cơ chéo bé của bụng, cơ ngang bụng, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là đại tràng ngang, bờ gan hay bờ dưới lách
- Thần kinh vận động cơ là do 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T9
- Đặc tính:
- Hội của Túc Thái âm và Âm duy mạch.
- Chủ trị:
- Tại chỗ, Theo kinh: Đau quanh rốn, tiêu hóa kém, lỵ, bón.
- Phương pháp châm cứu:
- Châm: Thẳng, sâu 1 – 1.5 thốn
- Cứu: 5 lửa
- Ôn cứu: 10 – 20 phút.
- Chú ý:
- Không nên châm sâu quá và chếch mũi kim ngược lên, dễ tổn thương gan hoặc lách.
- Thao khảo:
- <<Giáp Ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: “Đi cầu ra máu mũi, bên trong lạnh, ăn không tiêu, đau trong bụng, dùng Phúc ai làm chủ”
- <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Phúc ai chủ bên trong lạnh, ăn không tiêu, đại tiện ra máu mũi, đau trong bụng”.
- Phối huyệt:
- Phối Thái bạch trị ăn không tiêu (Tư sinh).
- Phối Thiên khu, Túc Tam Lý trị đau bụng.
- Phối Thiên khu, Ẩn bạch trị đau dạ dày, nôn ra chất chua.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y