Huyệt Ngư Tế – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:

     

    • Ngư có nghĩa là cá.
    • Tế có nghĩa là lề, bờ.
    • Huyệt này nằm ở chỗ gặp nhau của da trắng và da đỏ. Huyệt nằm ở giữa chiều dài của xương bàn tay 1. sự nhô lên của bắp thịt ở đây tương tự với chỗ gặp nhau nơi chỗ tiếp giáp của da gan tay và mu tay ở nơi bụng con cá. Do đó mà có tên là Ngư Tế.

 

  • Đường kinh: Thủ thái âm phế

 

  • Tên gọi khác: Thái Tuyền, Quỷ Tâm

 

  • Vị trí:

     

    • Điểm giữa chiều dài của xương bàn tay 1. Huyệt trên chỗ tiếp giáp của da gan tay và da mu tay

 

  • Giải phẫu, thần kinh:

     

    • Dưới huyệt là bờ ngoài cơ dạng ngắn ngón tay cái. Dưới là xương bàn tay 1
    • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh giữa
    • Dạ vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C6

 

  • Đặc tính: Huỳnh huyệt thuộc hỏa

 

  • Công năng: Sơ Phế hòa vị, lợi yết hầu, thanh Phế nhiệt

 

  • Chủ trị:

     

    • Tại chỗ: Đau tay vùng ngón cái, nóng lòng bàn tay
    • Theo kinh: ho ra máu, suyễn
    • Toàn thân: Viêm họng, đau răng, mất tiếng, phát sốt, lao phổi, vị nghịch hoắc loạn, sưng vú

 

  • Phương pháp châm cứu:

     

    • Châm: thẳng, sâu 0.5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức
    • Cứu: 3 lửa
    • Ôn cứu: 1-3 phút

 

  • Tham khảo:

     

    • <<Linh khu – Nhiệt bệnh>> ghi rằng: "Nhiệt bệnh, mà mồ hôi vẫn ra, vả lại mạch thuận có thể châm phát mồ hôi ra, nên chọn huyệt Ngư tế, Thái uyên, Đại dô, Thái bạch. Châm tả các huyệt này sẽ làm cho nhiệt giảm lui, châm bổ thì làm cho mồ hôi ra".
    • <<Linh khu – Quyết bệnh>> ghi rằng: "Chứng quyết tâm thống nếu nằm hoặc nhàn rồi thì tâm thống được giảm bớt, khi nào có động tác thì sự đau đớn sẽ tăng thêm, không biến sắc mặt được gọi là Phế tâm thống, chọn huyệt Ngư tế, Thái Uyên".
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 7 ghi rằng: "Hàn quyết và nhiệt làm bồn chồn bứt rứt trong ngực, không đủ khi để thở, ngứa lở sinh dục, đau bụng, không ăn uống được, khuỷu tay co, thủy khí đầy hung cách, trong họng khô, khát nước, dùng huyệt Ngư tế làm chủ".
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: "Khạc ra máu, khi sốt khi lạnh, nên tả huyệt Ngư tế, bổ Xích trạch".
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: "Tâm tý hụt hơi, buồn giận làm thí nghịch, dễ cuồng nộ, dùng huyệt Ngư tế để châm".
    • <<Thiên kim>> quyến thứ 23 ghi rằng: "Sau khi sinh nên bóp vú, không nên để sữa bị tích đình lại, nếu dình tích không hết … sẽ kết thành cứng vú nhưng không phải nhọt, mau cứu hai huyệt Ngư tế, mỗi bên 27 lửa".
    • <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: "Huyệt Ngư tế chủ trị về bệnh do rượu sợ phong hàn, có hư nhiệt, trên lưỡi vàng, đau đầu mình nóng, họ oẹ, thương hàn mồ hôi không ra ngoài, phong ty chạy vào làm đau ngực vai, tiểu ra máu, nôn ra máu, tâm tý làm buồn sợ nhọt vú".
    • <<Bách chứng phú>> ghi rằng: "Đau trong họng dùng huyệt Dịch môn, Ngư tế để trị" (Hầu thống hề, Dịch môn, Ngư tế khứ hiệu".
    • Căn cứ theo "Linh khu – Bản du" ghi rằng, huyệt này là "Vinh huyệt" của Thủ Thái âm kinh.
    • <<Tố vấn – Thích cấm luận>> ghi rằng: "Châm vào chỗ hõm trong bụng cá (ngư phúc) ở tay sẽ làm cho sưng lên".
    • <<Đại thành>>ghi rằng: "Cấm cứu huyệt Ngư tế".
    • <<Kim giám>> ghi rằng: "Duy chỉ có chứng đau răng thì có thể cứu huyệt Ngư tế". Trên lâm sàng chúng ta không nên cứu, nếu cần cứu 3 phút.
    • <<Phối huyệt khái luận giáng nghĩa>> ghi rằng: Ngư tế là Vinh Tuyệt của Thủ Thái âm Phế kinh, thuộc Hỏa huyệt trong ngu du. Châm tả huyệt này có tác dụng thanh hóa ở Phế. Thái khê là du huyệt của kinh Túc Thiếu-âm Thận, nó là nguyên huyệt của Thận. Châm bổ có tác dụng tư thận âm, lui hư nhiệt, thượng thì được thanh, hạ thì dược tư, làm cho âm dương giao hòa theo quẻ Thái. Nó có giá trị tương đương thang "Thanh táo cứu phế", chọn huyệt Ngư tế là để thanh nhuận phế. Châm Thái khê để bổ Thận âm nhằm chế Tâm hỏa. Khi hỏa không còn bốc lên thì kim sẽ không bị khắc, các chứng hư lao se bình yên.

 

  • Phối huyệt

     

    • Phối Dịch môn trị đau họng (Bách chứng).
    • Phối Cự cốt, Xích trạch trị ho ra máu.
    • Phối Thần môn, Khúc tuyên trị xuất huyết phổi.
    • Phối Phế du trị ho trẻ con.
    • Phối Thừa sơn, Côn lôn trị vọp bẻ.
    • Phối Dịch môn, Thiếu thương trị đau tắt họng.
    • Phối Nhu căn, Thiếu trạch, Thái xung, trị ung nhọt ở vú.
    • Phối Thần môn, Liêm tuyên trị mất tiếng.

 

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo