- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Ngoại” có nghĩa là ngoài.
- “Lăng” có nghĩa là cái gò, đống đất lớn.
- Huyệt nằm trên mặt ngoài của cơ nơi có cơ nổi lên như cái gò, nên gọi là Ngoại Lăng (bên ngoài gò).
- Vị trí:
- Xác định rốn, đo xuống 1 thốn (huyệt Âm giao) xong đo ra 2 thốn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non (tử cung khi có thai 6 – 7 tháng, Bàng quang khi bị tiểu nhiều)
- Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T11.
- Chủ trị:
- Tại chỗ: Đau bụng, sa ruột.
- Toàn thân: Bệnh kinh nguyệt.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng, sâu 1- 2 thốn.
- Cứu: 5 – 7 lửa.
- Ôn cứu: 10 – 20 phút.
- Tham khảo:
- <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Đau trong bụng, dùng huyệt Ngoại Lăng làm chủ “.
- <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Chủ đau bụng, nặng dưới tim đau lan xuống rốn “.
- Huyệt này tuy lấy tên Ngoại Lăng, nhưng theo kinh nghiệm của bác sĩ De la Faye và Kalmar đo giống như cách do để lấy Point de Mac. Burney rồi đem vào một tý, dùng để trị bệnh dàn bà đau thần kinh, da cảm hay sơ, mất ngủ. Tả huyệt này nên châm thêm Thân mạch.
- Phối huyệt:
- Phối Thiên Khu trị đau trong bụng (Tư sinh).
- Phối Thái xung, Tam âm giao trị sán khí.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y