Huyệt Lương Khâu – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Lương” có nghĩa là đỉnh, chỗ gồ ghề.
    • “Khâu” có nghĩa là đồi.
    • Huyệt ở phần trên của xương đầu gối như ở trên 1 đỉnh núi, ở đây muốn nói chỗ nhô lên trên đầu gối nên có tên là Lương Khâu (đỉnh đồi).
    • Có người cho, “Lương” chỉ về lương thực, “Khâu” chỉ tới gò đồi. Vị là cơ quan tàng chứa lương thực, nó là “Khích” huyệt của Vị, ví dụ như đó là cái gò tích tụ lương thực, cho nên gọi là Lương Khâu (Gò lương thực).
  • Tên khác: Lương khưu
  • Vị trí:
    • Co duỗi khớp gối để tìm khe giữa gân cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài của cơ 4 đầu đùi. Huyệt ở bờ trên phía ngoài xương bánh chè đo lên 6 thốn. Hoặc huyệt ở trên góc trên ngoài xương bánh chè 2 thốn.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là khe giữa cơ thẳng trước và cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, xương đùi
    • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần đùi.
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4
  • Công năng: Thông điều vị khí, hòa trung giáng nghịch, khu phong hóa thấp.
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ: Viêm khớp gối.
    • Theo kinh: Viêm dạ dày, viêm tuyến vú, tắc sữa.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Thẳng, sâu 1 – 1.5 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có khi lan đến khớp gối.
    • Cửu 3 – 5 lửa.
    • Ôn cứu: 5 – 15 phút.
  • Tham khảo:
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Hồi hộp, đau vú, dùng huyệt Lương Khâu làm chủ”.
    • <<Thiên kim>> ghi rằng: “Lương Khâu, Khúc tuyền, Dương quan chủ trị về vọp bẻ, đầu gối khó co duỗi không đi được”
    • <<Tư sinh kinh>> ghi rằng: “Lương Khâu, Địa Ngũ-hội, trị nhọt vú”
    • <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Lương Khâu chủ về đau ở đầu gối, cẳng chân, thắt lưng, tê lạnh mất cảm giác không co duỗi chân được, chân lạnh, hồi hộp, sưng đau vú”.
    • Lương Khâu và Túc Tam Lý đều là huyệt thường dùng có hiệu quả để trị bệnh dạ dày, nhưng Lương Khâu chuyên trị về ợ chua, nhiều chất chua trong dạ dày, còn Túc Tam Lý lại chuyên về dạ dày thiếu chất chua. 6. Lý giải đặc điểm chủ trị huyệt Lương Khâu, Thượng Cự Hư và Phong Long?
      • (1). Huyệt Lương Khâu là Khích huyệt của Túc dương minh Vị kinh, khích huyệt đa số chủ trị bệnh chứng cấp tính, trong đó khích huyệt dương kinh chuyên trị bệnh đau nhức cấp tính. Vì thế, trị đau vị quản thường dùng huyệt Lương Khâu làm chủ.
      • (2). Huyệt Thượng Cự HưHạ Hợp-huyệt của Đại trường, vì vậy chủ trị tất cả các bệnh chứng của đại trường. Trong “Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình” ghi: “Bệnh ở đại trường,…thủ huyệt Cự hư Thượng-liêm” (Đại trường bệnh giả,… thủ Cự-hư Thượng-liêm)
      • (3). Huyệt Hạ Cự-hư là Hạ Hợp-huyệt của Tiểu trường, vì vậy trị tất cả các chứng bệnh của Tiểu trường. Trong “Linh khu – Tà khí tạng phủ bệnh hình” ghi rằng: “Bệnh ở Tiểu trường,… Thủ Cựu hư Hạ-liêm” (Tiếu trường bệnh giá,… Thủ Cự-hư Hạ-liêm).
      • (4). Huyệt Phong Long là Lạc huyệt của Túc dương minh Vị, một huyệt thông với hai kinh, có thể cùng trị bệnh chứng của hai kinh biểu lý Tỳ Vị, có công năng kiện tỳ vị hóa đàm thấp. “Ngọc long ca” ghi: “Đàm nhiều nên dùng Phong Long” (Đàm đa nghi hướng Phong Long tầm); “Y học cương nục” lại ghi: “Tất cả bệnh đàm ẩm dùng huyệt Phong Long” (Nhất thiết đàm ẩm thủ Phong Long), biểu minh cho Phong Long là yếu huyệt hóa đàm.
  • Phối huyệt:
    • Phối Địa Ngũ-hội trị sưng vú (Tư sinh).
    • Phối Côn Lôn, Trung liêu trị hạ lỵ.
    • Phối Trung quản, Nội quan trị viêm dạ dày, ợ chua.
    • Phối Độc tỵ (trong và ngoài) trị viêm khớp gối.

Người đăng: BS.Trần Văn Toàn

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo