- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Hoạt” có nghĩa là trơn nhẵn.
- “Nhục” có nghĩa là thịt, ở đây có ý nói tới lưỡi.
- “Môn” có nghĩa là cổng, cửa.
- Châm huyệt này có tác dụng làm cho chuyển động tự do của lưỡi trong trường hợp cứng lưỡi, nó cũng làm cho các cơ lưỡi được trơn lại. Cho nên được gọi là Hoạt-nhục môn.
- Người ta còn giải thích huyệt này là nơi khởi phát của mạch khí Túc Dương minh, là cửa ngõ (môn) chuyên lợi về tỳ vị, thiên trị về bệnh tật của trường vị, huyệt dưới Thái Ất 1 thốn nơi cơ trơn (hoạt nhục) của bụng nên có tên Hoạt nhục môn.
- Tên khác:
- Hoạt U-môn, Hoạt nhục, Hướt-nhục môn.
- Vị trí:
- Nằm ngửa, từ rốn đo lên 1 thốn (Thủy phân) do ra 2 thốn.
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là cân cơ chéo to, cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non (tử cung khi gần sinh)
- Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng sinh dục
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh T10.
- Chủ trị:
- Tại chỗ: Viêm trường vị cấp mãn tính.
- Toàn thân: Bệnh tâm thần.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng, sâu 1 – 2 thốn
- Cứu: 2 đến 5 lửa
- Ôn cứu: 5 – 20 phút
- Chú ý: Có thai nhiều tháng cấm châm.
- Tham khảo:
- <<Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Hoạt Nhục Môn chủ trị về điên cuồng, nôn khan, là lưỡi, cứng lưỡi”.
- Phối huyệt:
- Phối Thiếu hải, Ôn lựu trị cứng lưỡi (Tư sinh).
- Phối Thiên Khu, Hạ Cự Hư trị ỉa chảy kiết lỵ.
- Phối Dương Lăng Tuyền, Nội quan trị đau dạ dày, nôn mửa.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y