Huyệt Hãm Cốc – Y Gia Quán

  • Ý nghĩa tên huyệt:
    • “Hãm” có nghĩa là chìm, hõm xuống.
    • “Cốc” có nghĩa là hang, núi có chỗ hõm vào.
    • Huyệt nằm ở trong chỗ hõm giữa các xương. Ở đây được ví như nó với thung lũng giữa các ngọn núi. Thường để chữa sình bụng, khí hư hạ hãm, nên có tên là Hãm Cốc (Thung lũng chìm).
  • Vị trí:
    • Giữa kẹt 2 ngón chân thứ 2 và 3. Huyệt ở chỗ nối thân và đầu trước xương bàn chân 2.
  • Giải phẫu, thần kinh:
    • Dưới huyệt là khe giữa các gân duỗi các ngón 2 và 3 của cơ duỗi dài và cơ duỗi ngắn các ngón chân, cơ gian cốt mu chân 2 khe giữa xương bàn chân 2 và 3.
    • Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh. chày sau
    • Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
  • Đặc tính:
    • “Du” huyệt, thuộc “Mộc”
  • Chủ trị:
    • Tại chỗ: Đau khớp cổ chân.
    • Theo kinh: Phù mặt, viêm kết mạc, sôi ruột, đau bụng.
    • Toàn thân: Ít-tê-ri, phù thũng, sốt không có mồ hôi.
  • Phương pháp châm cứu
    • Châm: Xiên, sâu 0,5 – 1 thốn.
    • Cứu: 3 – 7 lửa.
    • Ôn cứu: 5 phút.
  • Tham khảo:
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 8 ghi rằng: “Nước đình lưu ở bên trong, ngực sườn trường nước, châm Hãm Cốc nặn ra máu”.
    • <<Giáp Ất>> quyến thứ 11 ghi rằng: “Mắt sưng nhọt mắt, châm Hãm Cốc ra máu”
    • <<Tư sinh>> ghi rằng: “Hãm Cốc, Kỳ môn trị sau đẻ hay ợ hơi. Hãm Cốc, Huyền chung trị trướng bụng”.
    • <<Bách chứng phú>> ghi rằng: “Sôi ruột dùng Hạ quản, Hãm Cốc” (Phúc nội trường minh, Hạ quản, Hãm Cốc năng bình).
    • Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng. Huyệt này là “Du” huyệt của Túc Dương minh kinh.
  • Phối huyệt:
    • Phối Tuyệt cốt trị đầy bụng (Tư sinh).
    • Phối Hạ quản trị sôi ruột (Bách chứng).
    • Phối Hạ quản trị bụng căng, sôi ruột.
    • Phối Hạ lăng trị trướng bụng, sôi ruột.
    • Phối Thiên Khu, Đại trường du, Thái bạch, Công tôn trị đau bụng.
    • Phối Hạ Quan, Quyền liêu trị mặt mày phù thũng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo