- Ý nghĩa tên huyệt:
- “Bễ” có nghĩa là đùi chân hay bắp đùi.
- “Quan” có nghĩa là khớp.
- Mạch của Túc Dương minh đến mép của đùi ở mặt trước khớp hông. Huyệt sát với khớp này. Nên gọi là Bễ quan (Khớp dài)
- Vị trí:
- Nằm ngửa để điểm huyệt Phục Thố (do thẳng từ dầu gối lên là huyệt Phục Thố). Từ huyệt Phục thố đo lên 6 thốn, khi đo Phục Thố nhớ duỗi thẳng chân, như vậy đo từ đầu gối lên Bễ Quan đúng 12 thốn là huyệt.
- Hoặc kẻ đường ngang qua xương mu và đường thẳng qua gai chậu trước trên. Điểm gặp nhau của hai đường này nơi chỗ hõm giữa cơ may và cơ căng cân đùi, ngang với huyệt Hội âm
- Giải phẫu, thần kinh:
- Dưới huyệt là góc của cơ may và cơ căng cân đùi, cơ thẳng trước đùi, khe của cơ rộng giữa đùi và cơ đáy chậu, dưới nữa là xương đùi.
- Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh đùi, nhánh của thần kinh mông trên, các ngành ngang của đám rối thắt lưng.
- Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L2
- Chủ trị:
- Tại chỗ: Đau hoặc co duỗi khó ở đùi-háng, viêm cơ đáy-chậu
- Theo kinh, Toàn thân: Phong thấp, liệt do di chứng tai biến mạch máu não, di chứng bại liệt.
- Phương pháp châm cứu
- Châm: Thẳng hoặc xiên, sâu 1.5 -3 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ, có khi lan xuống dầu gối.
- Cứu: 3 lửa
- Ôn cứu: 5 – 10 phút.
- Tham khảo:
- <<Giáp Ất>> quyến thứ 10 ghi rằng: “Đầu gối hàn tý không có cảm giác, không co duỗi được, dùng huyệt Bễ quan làm chủ”.
- <<Đại thành>> quyến thứ 6 ghi rằng: “Huyệt Bễ quan chủ về đau thắt lưng, mất cảm giác ở chân, đầu gội tê lạnh mất cảm giác, liệt, đau gân cơ trong đùi không co duỗi được, bụng dưới đau gây đau họng”.
- Phối huyệt:
- Phối Ủy trung, Thừa sơn trị viêm khớp đùi-háng.
- Phối Thừa sơn, Phong thị, Hoàn khiêu, Túc Tam Lý trị liệt hạ chi.
Người đăng: BS.Trần Văn Toàn
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y