ECG Rung nhĩ và sóng J – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nữ 83 tuổi

Vào viện trong tình trạng
Đã được tìm thấy ngất xỉu tại nhà

Bệnh sử
Bệnh nhân được tìm thấy đang nằm trên sàn nhà bởi hàng xóm. Bà ấy té trước đó khi ra khỏi giường, và được tim thấy sau 11 tiếng nằm trên sàn nhà. Bà ấy gãy cả xương đùi trái và phải -> mất khả năng đứng dậy.

Tiền sử bệnh trước đây
Đột quỵ 4 năm trước (Hồi phục hoàn toàn).

Thăm khám
Giảm nhận thức(Glasgow 11/15).
Chân phải bị rút ngắn và xoay lệch trục nhiều
Nhiệt độ: 30.8°C.
Mạch: 96 bpm, Không đều.
HA: 98/54 mmHg.
JVP: Không tăng.
Tiếng tim: Bình thường.
Nghe phổi: Không thấy bất thường Không phù ngoại biên

Cận lâm sàng
CTM: Hb 11.8, B/CẦU 17.1, T.cầu182.
U&E: Na 134, K 5.1, Urea 11.7, Creatinine 148.
X-Quang ngực: Bóng tim và 2 trường phổi bình thường.
Creatine kinase: Tăng 1565.

Câu hỏi:
1. ECG cho thấy những gì?
2. Tại sao lại xuất hiện những dấu hiệu trên ECG này?
3. Những dấu hiệu nào có thể thấy được ở bệnh cảnh trên?
4. Chỉ định điều trị?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG
Tần số: 96 bpm
Nhịp: Rung nhĩ
Trục QRS: Trục lệch phải (+98°)
Sóng P: Không có (Rung nhĩ)
Khoảng PR: Không xác định được
Thời gian QRS: Bình thường(90 ms)
Sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: bị kéo dài(472 ms)
Các điểm kèm theo: Các sóng J (Còn được biết "Osborn waves") được nhìn thấy ở V4.

Trả lời:
1. ECG cho thấy rung nhĩ và sóng J (Còn được biết là sóng Osborn). Sóng J là sóng dương nhỏ giữa cuối QRS và đầu sóng T và thường được nhìn thấy ở các chuyển đạo dưới và ngực bên (ở ca này sóng J được nhìn rõ ràng nhất ở chuyển đạo V4). Khoảng QT chính xác 472 ms.

2. Hạ thân nhiệt (Nhiệt độ bệnh nhân 30.8°C).

3. Các sóng J, rung nhĩ và kéo dài khoảng QT là các dấu hiệu của hạ thân nhiệt. Hơn nữa ECG trong hạ thân nhiệt có thể cho thấy QRS rộng, khoảng PR dài, block AV. Loạn nhịp thất và vô tâm thu.

4. Điều trị hạ thân nhiệt bao gồm làm ấm từ từ và dùng dịch, oxygen ấm cho bệnh nhân. Theo dõi cẩn thận dấu hiệu sinh tồn và ECG bệnh nhân.Việc làm ấm phù hợp với hầu hết bệnh nhân hạ thân nhiệt nhẹ; làm ấm hoạt động được chỉ định cho bệnh nhân hạ thân nhiệt nặng và vừa.Các bệnh lý kèm theo (Như shock nhiễm khuẩn hay như ở ca này là gãy xương đùi) nên được điều trị phù hợp.

Bàn luận:
● Sóng J, còn được biết là sóng Osborn, được xác định bởi 1 dome- hoặc hump-shaped trên ECG bởi đoạn nối giữa cuối QRS và đầu sóng T (điểm J).Điểm J được báo cáo xuất hiện trong khoảng 80% số ca hạ thân nhiệt (dưới 33°C), nhưng chúng cũng thỉnh thoảng được thấy trong các bệnh nhân có thân nhiệt bình thường và vì vây chúng không hoàn toàn đặc hiệu cho hạ thân nhiệt
● Một thay đổi về nhịp có thể thấy trong hạ thân nhiệt Nhịp nhanh xoang là bất thường sớm nhất được nhận thấy, theo sau bởi nhịp xoang chậm sau đó là các nhịp nhĩ lạc chỗ và rung nhĩ (thường với tần số thất thấp). Khi nhiệt đố xuống thấp hơn, các phức bộ QRS trở nên rộng ra và tăng nguy cơ rung thất . Cuối cùng vô tâm thu xảy ra
● Rung thất có thể trơ với các biện pháp khử rung ở những bệnh nhân nặng. Ở những bệnh nhân có thân nhiệt < 30°C, Nhịp nhanh thất hoặc rung thất nên được điều trị với các biện pháp khử rung –Nếu không hiệu quả, các biện pháp giữ nhiệt độ của bệnh nhân trên 30 độ C được khuyến cáo. Việc sử dụng andrenaline và lidocaine không được khuyến cáo cho những bệnh nhân có thân nhiệt dưới 30 dộ C vì chúng thường không hiệu quả và ứ đọng trong tuần hoàn, chỉ nên được dùng sau khi bệnh nhân đã được giư ấm thành công.

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo