ECG phì đại thất trái kèm tăng gánh thất trái – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam 55 tuổi.

Nhập viện trong tình trạng
Ngất khi đang đi lên dốc.

Bệnh sử
Bệnh bắt đầu tăng dần dần từ 3 tháng trước với triệu chứng khó thở và chóng mặt khi gắng sức, có nhiều đợt ngất xỉu ngắn khi đang đi lên dốc. Bệnh nhân gọi xe cấp cứu và được đưa đến bệnh viện, được thực hiện ECG trên.

Tiền sử
Không có gì đặc biệt.

Thăm khám
Bệnh nhân thoải mái khi nghỉ ngơi. Tỉnh táo.
Mạch: 96 bpm. Đều, tăng nhẹ.
Huyết áp: 108/86 mmHg.
JVP: Không tăng, nặng ngực trái.
Tiếng tim: Thổi tâm thu 4/6 lớn ở ổ valve động mạch chủ, lan ra cả 2 động mạch cảnh.
Không phù ngoại biên.

Cận lâm sàng:
CTM: Hb 13.8, B.cầu 7.1, T.cầu 388.
U&E: Na 141, K 4.4, Urea 6.8, Creatinine 112.
X-quang ngực: Bình thường.

Câu hỏi:
1. ECG cho thấy những gì?
2. Cận lâm sàng nào giúp xác định chẩn đoán?
3. Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trên? Nguyên nhân nào nghĩ đến gây ra tình trạng trên nhất?
4. Điều trị bệnh nhân trên như thế nào?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG:
Tần số: 96 bpm
Nhịp: Nhịp xoang
Trục QRS: Bình thường (+11°)
Sóng P: Bình thường
Khoảng PR: Bình thường (160 ms)
Thời gian QRS Bình thường (80 ms)
Sóng T: Đảo ở I, aVL, V4–V6, DII
Khoảng QTc: Dài (500 ms)
Các điểm kèm theo: Sóng S sâu (lên đến 48 mm) ở V2–V3 và sóng R cao (Lên đến 44 mm) ở V5–V6.

Trả lời:
1. ECG này có sóng S sâu (Lên đến 48 mm) ở V2– V3 và sóng R cao (Lên đến 44 mm) ở V5 V6, cùng với sóng T đảo ở D1 aVL, V4-V6 (ở D2). Những dấu hiệu này cho thấy tình trạng phì đại thất trái kèm tăng gánh thất trái.

2. Siêu âm tim (Hoặc CT tim) sẽ cho phép nhìn trực tiếp thất trái, đánh giá tình trạng phì đại thất trái, đánh giá Chức năng tâm thu, tâm trương thất trái và cũng đánh giá cấu trúc và Chức năng của valve động mạch chủ.

3. Phì đại thất trái có thể là kết quả của:
● Tăng huyết áp
● Hẹp động mạch chủ
● Hẹp eo động mạch chủ
● Bệnh Cơ tim phì đại
Các dấu hiệu lâm sàng gợi ý đến hẹp động mạchc hủ là Nguyên nhân nghĩ đến nhiều nhất gây nên phì đại thất trái trong ca này

4. Khi phì đại thất trái thứ phát sau tình trạng tăng hậu gánh của thất trái, điều trị phù hợp là điều trị Nguyên nhân gây bệnh. Ở các ca hẹp động mạch chủ, valve động mạch chủ phải được đánh giá bằng siêu âm tim (Hoặc CT) và nếu hẹp động mạch chủ có triệu chứng nặng được chẩn đoán, các kế hoạch thay valve động mạch chủ nên được thực hiện.

Bàn luận:
● Các dấu hiệu trên ECG chẩn đoán phì đại thất trái đã được tranh cãi trong ca 35. ECG có thể cho thấy nhiều dấu hiệu như
● Ở chuyển đạo ngực
– Sóng R >= 25 mm ở chuyển đạo ngực trái
– Sóng S>= 25 mm ở chuyển đạo ngực phải
– Tổng sóng S ở V1 và sóng R ở V5 hoặc V6>35mm (Sokolow–Lyon)
● Tổng của sóng R cao nhất và sóng S sâu nhất ở chuyển đạo ngực lớn hơn 45 mm.
● Dấu hiệu Cornell:
– Dấu hiệu Cornell bao gồm sóng S ở V3 và sóng R ở aVL.Phì đại thất trái được chẩn đoán khi tổng của 2 giá trị trên >28mm ở đàn ông và >20mm ở phụ nữ
● Dấu hiệu Romhilt-Estes, gồm 6 điểm
– Sóng S ở c.đạo ngưc phải >=25mm & sóng R ở c.đạo ngực trái >=25mm (3điểm).
– Thay đổi đoạn ST và sóng T( điển hình bị tăng gánh) ở bệnh nhân đang không dùng digitalis (3 points).
● Sự xuất hiện của ST chênh xuống và /hoặc sóng T đảo trên bệnh nhân phì đại thất trái được đưa ra để chẩn đoán tăng gánh thất trái. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần đánh giá @Tình huống lâm sàng: – các thay đổi ST sóng T, đặc biệt nếu trầm trọng, liên quan đến đau ngực, ta cần chẩn đoán thiếu máu Cơ tim thay thế cho chẩn đoán trên.
● Nguy Cơ nhồi máu Cơ tim và đột quỵ trên bệnh nhân phì đại thất trái kèm dấu hiệu tăng gánh hầu như gấp đôi ở bệnh nhân phì đại thất trái không kèm dấu hiệu tăng gánh

 

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo