ECG Nhịp xoang và nhịp lạc vị thất đơn độc (VEB) – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam 61 tuổi.

Triệu chứng
Đánh trống ngực.

Bệnh sử
6 tháng trước hay đánh trống ngực từng cơn, cảm thấy như hụt nhịp, đặc biệt khi nghỉ.
Không đau ngực, không khó thở hay ngất. Cơn đánh trống ngực không kéo dài.

Khám
Mạch: 60 bpm, có lúc không đều.
HA: 132/80 mmHg.
JVP: Không nổi.
Tim phổi bình thường.
Không phù ngoại vi.

Xét nghiệm
CTM: Hb 14.7, B.CẦU 6.3, T.cầu 365.
U&E: Na 141, K 4.5, Urea 4.8, Creatinine 89.
Chức năng tuyến giáp bình thường.
XQ ngực bình thường.

Câu hỏi:
1. ECG có nhịp gì?
2. Cần xét nghiệm gì thêm?
3. Điều trị?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG:
Tần số: 60 bpm
Nhịp: Nhịp xoang với một ngoại tâm thất duy nhất.
Trục QRS: Bình thường (+6°)
Các sóng P: Bình thương
Khoảng PR: Bình thường (140 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (80 ms)
Các sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Bình thường (380 ms)

Trả lời:
1. ECG nhịp xoang và nhịp lạc vị thất đơn độc (VEB).

2. Lạc vị thất thường lành tính, nhưng 1 số bệnh nhân có nguy cơ tiến triển loạn nhịp thất nguy hiểm. Cần đánh giá tiền sử và Khám, đặc biệt bệnh cấu trúc tim hoặc yếu tố nguy cơ ngừng tim (VD tiền sử gia đình). Thăm dò thêm xét nghiệm điện giải, ECG, siêu âm tim, theo dõi ECG đánh giá nguy cơ tiến triển VT và test gắng sức.

3. Xác định và giải quyết nguyên nhân (như ngừng café, rối loạn điện giải, thiếu máu cơ tim, bệnh cơ tim). Lạc vị thất (VEB) có thể không điều trị, nếu triệu chứng khó chịu có thể dùng chen beta. Bệnh nhân có nguy cơ loạn nhịp tim cần đốt hoặc khử rung tim.

Bình luận:
• Lạc vị thất còn gọi ngoại tâm thu thất PVC thường không triệu chứng. tuy nhiên, có thể gây hồi hộp và nguy cơ loạn nhịp nguy hiểm. Do đó cần đánh giá và điều trị thích hợp.
• VEBs gây QRS rộng và đến sớm hơn bình thường. VEBs có thể có sóng P âm đi sau nếu dẫn truyền ngược lên nhĩ. Nếu không dẫn ngược sẽ có khoảng nghỉ bù trước khi tới nhịp bình thường kế tiếp sau khi nút xoang được “reset”.
• 2 VEB liên tiếp gọi là nhịp đôi, 3 trở lên gọi là nhịp nhanh thất không dai dẳng (<30 s). VEBs 1 hình dạng gọi là đơn ổ. Nhiều hình dạng gọi là đa ổ.
• Nguyên nhân VEB có thể do bệnh cấu trúc tim, rối loạn điện giải, do thuốc như digoxin, cafein, rượu hoặc nhiễm khuẩn.
• Nếu VEB không thường xuyên và nếu không xuất hiện VT thì tiên lượng tốt.
• Beta blockers có thể dùng nếu VEB có triệu chứng, đặt catheter đôt nếu có triệu chứng nặng hoặc nguy cơ loạn nhịp. đặt máy khử rung để bảo vệ chống nguy cơ loạn nhịp tim nguy hiểm.

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo