TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam 63 tuổi.
Triệu chứng
Đau ngực nhiều 6 tháng nay.
Bệnh sử
Test gắng sức dương tính, thiếu máu cục bộ vùng trước bên.
Đã được chụp mạch vành cấp cứu.
ECG này ghi lại trong khi chụp mạch vành, chụp thấy hẹp động mạch vành trái nặng. Sau khi tiêm thuốc cản quang vào động mạch vành trái, bệnh nhân kêu đau ngực sau đó không đáp ứng/
Tiền sử
+ Đau thắt ngực.
+ Tiểu đường type 2.
+ THA.
Khám
Bệnh nhân nằm ngửa trong phòng can thiệp, được chụp mạch vành. Xuất hiện tím tái và da ẩm ướt.
HA: 158/88, nhanh chóng tụt trong khi làm ECG này.
Sau đó bệnh nhân không đáp ứng.
Xét nghiệm
CTM: Hb 14.1, B.CẦU 7.6, T.cầu 304.
U&E: Na 139, K 4.4, Urea 6.5, Creatinine 84.
Glucose: 8.3
Câu hỏi:
1. ECG có hình ảnh gì?
2. Cần làm gì ngay lập tức?
3. Điều trị sau đó?
ĐÁP ÁN
Phân tích ECG:
Tần số: 52 l/p (khi nhịp xoang), sau đó thì không tính được
Nhịp: Nhịp xoang với ngoại tâm thu thất, sau đó là nhịp nhanh thất rồi nhanh chóng chuyển thành rung thất
Trục QRS: Lệch trái
Sóng P: Xuất hiện khi nhịp xoang, mất khi nhanh thất và rung thất
Khoảng PR: Bình thường khi nhịp xoang (160 ms)
Thời gian QRS: Bình thường khi nhịp xoang (110 ms)
Sóng T: Bình thường khi nhịp xoang
QTc: Bình thường khi nhịp xoang (392 ms)
Bình luận:
Nhịp nhanh thất kích hoạt bởi nhịp lạc vị xảy ra ở sóng T nhịp xoang thứ 4 (R on T lạc vị)
Trả lời:
1. ECG có nhịp lạc vị thất, sau đó có 4 nhịp xoang thường. Nhịp lạc vị thất sau đó xảy ra ở sóng T của nhịp 4 (lạc vị R on T) kích thích chuyển VT và nhanh chóng thoái triển thành VF.
2. Bệnh nhân đã bị ngừng tim (Vô mạch VT / VF). Vì đây là một @Tình huống lâm sàng: ngừng tim, cần ép tim, nếu khoogn thành công cần khử rung DC. Trong @Tình huống lâm sàng: này, bệnh nhân không đáp ứng với ép tim nhưng khôi phục nhịp xoang sau sốc điện 2 pha 150J. Sau đó, bệnh nhân cần được đánh giá lại về đường thở, hô hấp và tuần hoàn
3. Sau khi hồi sức thành công, bệnh nhân nên được chuyển về ICU đánh giá đường thở và hô hấp (bao gồm cả SP02), các dấu hiệu sinh tồn (mạch, huyết áp (tốt nhất là thông qua huyết áp động mạch) và nhiệt độ) Nhịp tim, tình trạng thần kinh (bao gồm Glasgow Coma Score), lượng nước tiểu và cân bằng dịch. Ngoài ra, kiểm tra khí máu động mạch, urê máu và điện giải (bao gồm K +, Mg2 + và Ca2 +), chụp X-quang ngực và đường huyết, điện tim và cần đánh giá tái tạo mạch và giải thích sgia đình bệnh nhân càng sớm càng tốt sau khi bệnh nhân xuất hiện ngừng tim.
Bình luận:
• VF được đặc trưng bởi dạng sóng hỗn loạn của nó, không có hoạt động tâm thất nào rõ rệt trong tình huống lâm sàng bệnh nhân vô mạch. Ép tim hiếm khi thành công để khôi phục nhịp xoang, nhưng phải làm nếu sốc điện không có sẵn ngay lập tức.
• Nhịp lạc vị thất nằm trên sóng T (R on T) xảy ra trong khi tái cực thất, đây là thời điểm dễ gây loạn nhịp thất. khi thất tái cực, chúng hoạt động không đều, nghĩa là 1 số vùng của cơ tim tái cực nhanh hơn những chỗ khác. Điều này dẫn tới vùng cơ tim này xuất hiện trơ còn những chỗ khác lại tái cực. Lạc vị thất phát sinh tại thời điểm này thiết lập vòng vào lại quanh khu vực trơ, làm xuất hiện VT và thoái triển thành VF.
• Lạc vị thất và vô mạch VT / VF, trong tình huống lâm sàng này, liên quan đến bệnh mạch vành của bệnh nhân. Phần thân trái chính là một phần quan trọng của động mạch vành và thiếu máu hoặc nhồi máu xuất phát từ hẹp nhánh trái chính sẽ ảnh hưởng đến phần lớn thất trái.
• Mặc dù rối loạn nhịp tim chiếm 35% tất cả các biến chứng trong chụp mạch vành, chúng chỉ chiếm 12% số ca tử vong, vì vậy cần theo dõi cẩn thận khi chụp mạch và có kĩ năng hồi sinh tim phổi tốt.
Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y