ECG Ngoại tâm thu thất nhịp đôi – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam, 78 tuổi.

Xuất hiện trong tình trạng
Không triệu chứng

Bệnh sử
Bệnh nhân được kiểm tra trước khi phẫu thuật thoát vị bẹn phải. Mạch của ông ta không đều và ECG được thực hiện.

Tiền sử
Thoát vị bẹn phải.
Không có tiền sử tim mạch trước đây.

Thăm khám
Mạch: 66 bpm, không đều.
Huyết áp: 134/76 mmHg.
JVP: Không tăng.
Tiếng tim: Không đều.
Nghe phổi: Không phát hiện bất thường.
Không phù ngoại biên

Cận lâm sàng
CTM: Hb 13.5, B.cầu 6.1, T.cầu 318.
U&E: Na 137, K 4.2, Urea 4.8, Creatinine 80.
Chức năng tuyến giáp: Bình thường.
XQ ngực: Bóng tim bình thường, 2 trường phổi bình thường .
Siêu âm tim: Chức năng và cấu trúc tim bình thường.

Câu hỏi:
1. ECG trên cho thấy rối loạn nhịp gì?
2. RỐi loạn nhịp này xuất hiện ở đâu trong tim?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG
Tần số: 66 bpm
Nhịp: Ngoại tâm thu thất nhịp đôi
Trục QRS: Bình thường (+80°) ở những nhát xoang , trục dưới cho những nhát thất lạc chỗ
Sóng P: Xuất hiện ở những nhát xoang
Khoảng PR: 160 ms
Thời gian QRS: Bình thường (80 ms) ở những nhát xoang , rộng (140ms) ở những nhát thất
Sóng T: Bình thương ở những nhát xoang và đảo ngược ở những nhát thất
Khoảng QTc Bình thường (440 ms)

Trả lời:
1. Ở ECG này mỗi nhát xoang bình thường được theo sau bởi 1 phức bộ rộng và hình dạng bất thường, một nhát thất lạc chỗ đến sớm. Tỷ lệ nối 1:1 giữa nhát xoang và nhát thất này gọi là NGOẠI TÂM THU THẤT NHỊP ĐÔI.

2. Như tên gọi, ngoại tâm thu thất khởi nguồn tại thất. Ở ca này các ngoại tâm thu thất có dạng LBBB ở chuyển đạo ngực, cho thấy chúng bắt nguồn từ thất phải. Các ngoại tâm thu cũng có trục hướng xuống dưới ở các chuyển đạo chi (QRS dương ở D2 D3 aVF) cho thấy nguồn gốc từ phần trên thất Từ các phân tích trên, các dấu hiệu này cho thấy nguồn gốc ngoại tâm thu thất này hầu như ở phần trên thất phải, rõ ràng ở đường ra thất phải.

Bàn luận:
● Một nhát ngoại tâm thu đến sớm hơn nhát xoang (Ngược lại với nhát thoát, nhát thoát đến muộn hơn nhát xoang).
● Các nhát thất lạc chỗ làm QRS rộng ( không giống các nhát nhĩ lạc chỗ, thường có QRS hẹp). Các nhát thất lạc chỗ này bắt nguồn tại thất, dẫn truyền qua các tế bào cơ tim để khử cực thất – Sự khử cực này chậm hơn qua hệ thống His-Purkinje , và cũng tái cực thất lâu hơn những nhát xoang bình thường
● Các nhát ngoại tâm thu thất từ thất phải có dạng LBBB, và các nhát ngoại tâm thu từ thất trái có dạng RBBB
Khi kiểm tra mạch quay của bệnh nhân ngoại tâm thu thất nhịp đôi , các nhát ngoại tâm thu thường yếu hơn các nhát xoang (vì thất không được đổ đầy hoàn toàn trước khi thời gian tâm thu xảy ra) Các nhát xoang bình thường sau ngoại tâm thu thất có thể mạnh hơn bính thường vì chúng sẽ có thời gian đổ đầy thất dài hơn do khoảng nghỉ bù sau ngoại tâm thu thất ( extrasystolic pontentiation) .
Kết quả, Ngoại tâm thu thất thỉnh thoảng có thể không bắt được khi ta bắt mạch quay. Những bệnh nhân có ngoại tâm thu thất nhịp đôi thường thỉnh thoảng được chẩn đoán nhầm là nhịp chậm khi bắt ở cổ tay , nếu chỉ các nhát xoang được tính ở đây. Ngay cả các thiết bị monitor tự động (máy đo huyết áp, pulse oximeter) cũng có thể thỉnh thoảng không đánh giá được tần số tim vì không bắt được các nhát ngoại tâm thu thất . Cẩn thận mắc ECG sẽ có thể bắt được chính xác tần số tim
● Để có thêm thông tin về phân tích và điều trị ngoại tâm thu thất , xem phần Bàn luận ở ca 9.

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo