ECG hội chứng Brugada – Y Gia Quán

TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG

Bệnh nhân nam 35 tuổi.

Triệu chứng
Ngất khi đang làm việc.

Bệnh sử
Bệnh nhân khai rằng cảm thấy không khỏe nhưng vẫn cố gắng làm việc. Khi xe cấp cứu đến, anh ta đang bị rung thất và phải sốc điện 2 lần.

Tiền sử
Khỏe mạnh. Là vận động viên marathon.

Khám
Mạch: 60 bpm, đều.
Huyết áp: 134/84 mmHg.
JVP: Không tăng.
Tim phổi: Bình thường.
Không phù ngoại vi .

Xét nghiệm
CTM: Hb 16.7, B.cầu 6.7, T.cầu 265.
U&E: Na 140, K 4.3, Urea 4.0, Creatinine 97.
Troponin I: Âm tính.
XQ ngực: Bình thường.
Siêu âm tim: Bình thường.

Câu hỏi:
1. ECG có hình ảnh gì?
2. Nguyên nhân gây ngất?
3. Cơ chế?
4. Điều trị?

 

ĐÁP ÁN

Phân tích ECG:
Tần số: 60 bpm
Nhịp: Nhịp xoang
Trục QRS: Bình thường (+54°)
Sóng P: Bình thường
Khoảng PR: Bình thường (190 ms)
Khoảng QRS: Bình thường (120 ms)
Sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Bình thường (360 ms)

Bình luận:
ST chênh lên ở V1–V3 và dạng RBBB.

Trả lời:
1. Đoạn ST chênh lên ở V1-V3 và có hình dạng block nhánh phải – 2 dấu hiệu này gợi ý hội chứng Brugada.

2. Ở những bệnh nhân có cấu trúc tim Bình thường nhưng ECG có đặc điểm như trên, hội chứng Brugada thường kết hợp với ngất hoặc đột tử. Ngất có thể xảy ra rất nhanh, Nhịp nhanh thất đa hình hoặc rung thất, thường xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước

3. Hội chứng Brugada di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường gặp ở 50% các tình huống lâm sàng tỉ lệ nam nữ là 8:1. Bất thường này được xác định là do rối loạn kênh ion gây nên, đặc biệt là kênh natri nằm trên gen SCN5A.

4. Chẩn đoán hội chứng Brugada có thể khó khăn khi sự thay đổi ECG như trên có thể ngắt quãng hoặc không để ý đến các dấu hiệu của chúng. Các bất thường trên ECG có thể rõ hơn khi sử dụng flecainide, procainamide hoặc ajmaline. Quan trọng phải loại trừ các rối loạn điện giải (tăng kali máu và tăng canxi máu) và các bệnh tim cấu trúc. Không có Thuốc nào có hiệu quả ngăn ngừa loạn Nhịp xảy ra hoặc giảm tỉ lệ tử vong do đột tử gây nên, do đó nên sử dụng máy khử rung ICD (implantable cardioverter- fibrillator).

Bàn luận:
● Dịch tễ:
+ 60% bệnh nhân có ECG của hội chứng Brugada điển hình xảy ra đột tử do tim có Tiền sử trong gia đình có người bị đột tử hoặc có ECG tương tự.
+ Hội chứng Brugada có thể là thủ phạm gây ra hơn ½ các tình huống lâm sàng rung thất vô căn (Idiopathic ventricular fibrillation)
+ Tần suất ước tính của hội chứng Brugada là 26–38/100 000 ở Đông Nam Á
+ Xảy ra trên toàn thế giới nhưng tỉ lệ mắc cao nhất là ở Nhật (1:2000), Bỉ (1:30 000).
+ Phần lớn Nguyên nhân đột tử xảy ra ở Nam Á dưới 50 tuổi ở người không có bệnh tim cấu trúc.
+ 40% các tình huống lâm sàng có ECG điển hình sẽ có 1 cơn Nhịp nhanh thất hoặc đột tử trong vòng 3 năm, ngoại trừ các bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có ECG bất thường sau dùng Thuốc.
● Tiên lượng:
+ Sau ngất hoặc may mắn được cứu sống sau đột tử, 30% sẽ xuất hiện cơn nhanh thất đa hình trong 2 năm.
+ 30% bệnh nhân không triệu chứng + ECG điển hình sẽ xuất hiện cơn nhanh thất hoặc rung thất trong 2 năm.
+ ICD ngăn ngừa đột tử ở nhóm bệnh nhân có triệu
+ Chứng với ECG bình thường hoặc không
● ICD cũng có lợi ích ở nhóm bệnh nhân không có triệu chứng nếu có bất thường ECG tự phát và có thể dẫn đến Nhịp nhanh thất / rung thất.
Thuốc chống loạn Nhịp không hiệu quả và tác dụng của ICD không rõ ràng nếu BN không có triệu chứng với bất thường ECG nhưng nhưng không có khả năng xảy ra nhanh thất/ rung thất.

 

Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray

 

🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y

🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo