TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân nam 66 tuổi.
Triệu chứng
Khó thở tăng dần.
Bệnh sử
+ Hoạt động bình thường nhưng có giảm dần hoạt động trong 2 tuần trước khi xuất hiện triệu chứng.
+ Yếu tố hạn chế hoạt động của ông là do khó thở. Ông không khó thở khi nằm hay khó thở kịch phát về đêm, không phù ngoại vi.
Tiền sử
Sa van 2 lá và trào ngược van 2 lá mức độ vừa.
Khám
Mạch: 75 bpm, đều,
HA: 118/78 mmHg.
JVP: Không tăng
Nghe tim: 3/6 thổi tâm thu ở mỏm, lan ra hướng nách.
Nghe phổi: Ran ẩm 2 bên khi hít vào ở cả 2 phổi
Xét nghiệm
CTM: Hb 13.9, B.cầu 8.1, T.cầu 233.
U&E: Na 137, K 4.2, Urea 5.3, Creatinine 88.
Chức năng tuyến giáp: Bình thường
Troponin I: Âm tính
XQ ngực: Bóng tim to nhẹ. Sung huyết phổi.
Siêu âm tim: van 2 lá sa, trào ngược mức độ vừa van 2 lá, giãn vừa nhĩ trái. chức năng thất trái giảm nhẹ (EF 47%)
Câu hỏi:
1. ECG có nhịp gì?
2. Cơ chế?
3. Có thể xác định được nhịp nhĩ rõ ràng?
4. Điều trị?
ĐÁP ÁN
Phân tích ECG:
Tần số: 75 bpm
Nhịp: Cuồng nhĩ
Trục QRS: Bình thường (+68°)
Các sóng P: Không có – Có sóng cuồng nhĩ
Khoảng PR: Không áp dụng
Khoảng QRS: Bình thường (80 ms)
Các sóng T: Bình thường
Khoảng QTc: Bình thường (358 ms)
Bình luận:
Hình dạng “Sóng răng cưa” của cuồng nhĩ rất rõ ràng, đặc biệt ở chuyển đạo dưới (II, III và aVF) và chuyển đạo ngực V1.
Cứ 1 QRS có 4 sóng f (1 sóng f bị lẫn QRS), dẫn truyền 4:1 block AV.
Trả lời:
1. Cuồng nhĩ dẫn truyền 4:1 block AV.
2. Cuống nhĩ thường là hậu quả của vòng vào lại lớn ở nhĩ phải (Dù các biến thể khác cũng đã được công nhân). Nhĩ thường khử cực 300 lần/phút, làm tăng 300 sóng f/phút. Tuy nhiên phụ thuộc vào dạng cuồng nhĩ, tần số sóng f có thể từ 240 bpm đến 430 bpm.
3. Sóng f thấy rõ nhất ở chuyển đạo dưới và V1. Chúng có thể khó phân biệt khi tần số thất tăng lên (ví dụ block 2:1, 3:1) khi sóng f bị QRS che mất block tạm thời nút nhĩ thất khi xoa xoang cảnh hoặc dùng adenosine (trừ khi có chống chỉ định) có thể block QRS vài giây, làm hoạt động nhĩ hiện ra rõ ràng hơn.
4. Chú ý 4 điều khi điều trị cuồng nhĩ:
● Kiểm soát tần số thất – thuốc dùng tương tự trong kiểm soát tần số thất của rung nhĩ như BB hoặc CCB (e.g. verapamil, diltiazem), và/hoặc digoxin.
● Bệnh nhân này có nguy cơ huyết khối tắc mạch, cần cân nhắc dùng aspirin hoặc wafarin tương tự như trong rung nhĩ.
● Sốc điện chuyển nhịp hiệu quả để chuyển về nhịp xoang, và cuồng nhĩ chuyển nhịp xoang dễ hơn rung nhĩ.
● Can thiệp điện sinh lý đôt vòng vào lại của cuồng nhĩ thành công hơn 90%.
Bình luận:
• Cuồng nhĩ là chứng loạn nhịp hay gặp. Có thể đi kèm thiếu máu cục bộ, bệnh van tim và bệnh tim cũng như bệnh phổi: tắc mạch phổi và COPD
• Mặc dù tâm nhĩ có thể khử cực khoảng 300 lần / phút trong cuồng nhĩ, nút nhĩ thất (May mắn) không thể truyền xung đến tâm thất nhanh như vậy, vì vậy sau khi truyền xuống 1 xung, nút này sẽ trơ với xung truyền tiếp theo 2 hoặc nhiều xung đến khi nó sẵn sàng truyền xuống thất lần nữa. Ví dụ này, nút nhĩ thất đang truyền xung thứ 4 xuống tâm thất, tỉ lệ dẫn truyền là 4:1 s.
• Tần số tim thay đổi tùy theo mức độ block AV- tần số thất thường là 150 bpm (2:1 block) hoặc 75 bpm (4:1 block). Block thay đổi sẽ thay đổi tần số tim và nhịp sẽ không đều.
• Cuồng nhĩ 2:1 hay gặp. Tình huống lâm sàng này tần số thất khoảng 150 bpm. Luôn cân nhắc chẩn đoán cuồng nhĩ bất cứ khi nào thấy ai đó có nhịp nhanh QRS hẹp nhịp đều và tần số 150 bpm.
• Chẩn đoán phân biệt cuồng nhĩ gồm:
+ Nhịp nhanh nhĩ – tần số nhĩ thường thấp hơn và hoạt động nhĩ có hình dáng sóng P bất thường hơn sóng f.
+ Rung nhĩ – có thể nhầm là cuống nhĩ khi block thay đổi. hoạt động nhĩ của rung nhĩ ít dễ thấy trên ECG như sòng răng của của cuồng nhĩ.
Nguồn: MAKING SENSE of the ECG – Andrew R Houghton and David Gray
🔎 Tra cứu thông tin tiện ích hơn trên App Tuệ Y
🌐 Link tải CH Play: Tuệ Y